【ả rập xê út vs uzbekistan】Công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021
Sáng 20/4,ôngbốQuyhoạchtổngthểquốcgiathờikỳả rập xê út vs uzbekistan tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050. Hội nghị lấy chủ đề "Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới", được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
Trình bày những nội dung chủ yếu của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai ngày 09/01/2023.
Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn mới và rất quan trọng, góp phần cụ thể hóa và triển khai thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày những nội dung chính của Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 (Ảnh: Đức Trung) |
"Quy hoạch nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Ông Dũng khẳng định, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thành quả to lớn được tạo nên từ rất nhiều công sức, trí tuệ, quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia có hiệu quả của 30 viện nghiên cứu, với hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để xây dựng nên một bản Quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên của đất nước.
1. Về quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển thời kỳ 2021-2030
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển bao trùm, nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn.
- Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
- Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế. Phát huy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng, đột phá.
b) Quan điểm về tổ chức không gian phát triển
- Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế.
- Phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội và các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển.
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và các loại khoáng sản; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị phải gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn.
- Tổ chức không gian phát triển quốc gia phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, vùng biển, vùng trời. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Về mục tiêu phát triển đến năm 2030
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững; hình thành các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.
- Các chỉ tiêu kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.
3. Về tầm nhìn đến năm 2050
Là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh. Phát triển các vùng hài hoà, bền vững. Giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, phát huy. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hoà với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng cac-bon thấp; phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào năm 2050. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 6,5 - 7,5%/năm.
Bộ trưởng khẳng định, Quy hoạch nhằm khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước. (Ảnh: Đức Trung) |
4. Về phát triển không gian kinh tế - xã hội
a) Phát triển 06 vùng kinh tế - xã hội:
- Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Phát triển theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản. Xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao hiệu quả hệ thống cảng biển, các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp. Phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử. Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước.
- Vùng Tây Nguyên: Bảo vệ rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước. Nâng cao hiệu quả phát triển cây công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo; phát triển bền vững công nghiệp khai thác bô-xit, chế biến alumin, sản xuất nhôm. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
- Vùng Đông Nam Bộ: Trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chínhquốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển vùng trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước, khu vực và thế giới. Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
b) Phát triển các vùng động lực, hành lang kinh tế
- Phát triển 04 vùng động lực quốc gia: vùng động lực phía Bắc, vùng động lực phía Nam, vùng động lực miền Trung và vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030: Hành lang kinh tế Bắc - Nam và 02 hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
- Từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế trong dài hạn: Hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 06 hành lang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.
5. Về phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia
- Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, theo hướng đô thị xanh, thông minh. Hình thành các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ dọc theo các đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội và các đường vành đai 3, vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, hiện đại, xanh, sạch, đẹp gắn với quá trình đô thị hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông thôn đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị.
6. Về định hướng phát triển không gian biển
Phát triển các vùng biển và ven biển dựa trên phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hoá, tính đa dạng của hệ sinh thái; hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển.
7. Định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng
- Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ số, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, nhất là điện tử, sản xuất chip bán dẫn, công nghiệp sinh học. Mở rộng không gian phát triển công nghiệp về khu vực phía Tây của đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, vùng trung du để giảm sức ép sử dụng quỹ đất tại vùng đồng bằng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàngmang tầm khu vực và thế giới tại các thành phố lớn, gắn với phát triển các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Hình thành các trung tâm logistics lớn gắn với các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế lớn. Hình thành các khu vực động lực phát triển du lịch, các trung tâm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng, các hành lang kết nối phát triển du lịch.
- Phát triển nông nghiệp hiện đại theo chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với công nghiệp chế biến; thực hiện chuyển đổi số, sản xuất nông nghiệp thông minh. Bố trí không gian phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp gắn với hạ tầng giao thông, thủy lợi, tăng cường liên kết giữa sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.
8. Định hướng phát triển hạ tầng cấp quốc gia
- Về hạ tầng xã hội: Đầu tư các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế; hình thành, phát triển các trung tâm y tếchuyên sâu hiện đại. Xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao quốc gia; xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệpđổi mới sáng tạo.
- Về hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao kết nối với các cảng biển, cảng hàng không lớn. Phát triển hạ tầng năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia theo hướng năng lượng tái tạo, công nghiệp khí. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng, xin ý kiến và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ. Nội dung dự thảo Nghị quyết đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngay sau Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện Nghị quyết, trình Chính phủ ban hành.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hà Nội tiếp tục dừng hoạt động bar, karaoke và rà soát chặt người về từ Đà Nẵng
- ·Giá vàng hôm nay 16/10: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Giá cà phê hôm nay 14/10: Trong nước và thế giới cùng ổn định
- ·Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên 'chất' Vinamilk
- ·Siết chặt an ninh bệnh viện dịp Tết nguyên Đán Kỷ Hợi
- ·TP.HCM duyệt bảng giá đất mới, cao nhất hơn 687 triệu đồng/m2
- ·Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng ngồi một chỗ mà hy vọng bán được hàng giá cao!
- ·Phát hiện người nước ngoài giấu 7 miếng kim loại nghi là vàng ở sân bay Nội Bài
- ·Tông gãy cột điện, nát đầu xe khi điều khiển ôtô trong tình trạng say rượu
- ·Trách nhiệm của người gửi tiền tiết kiệm là gì?
- ·Đại học Luật TP.HCM bất ngờ công bố điểm chuẩn lên tới 24,5 điểm
- ·Nữ doanh nhân và khát vọng Việt Nam hùng cường
- ·EVNNPC cung cấp điện ổn định 9 tháng đầu năm 2024
- ·Giá cà phê hôm nay 15/10: Thế giới tăng, trong nước biến động trái chiều
- ·PTT Trương Hòa Bình yêu cầu báo cáo thực hiện kết luận MobiFone mua AVG trong tháng 5
- ·Chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng từ chiều nay: Đảm bảo quyền lợi người gửi tiền
- ·Giá vàng hôm nay 19/10: Tăng dựng đứng vượt 2.700 USD/ounce, đắt nhất lịch sử
- ·Quyền của người gửi tiền tiết kiệm
- ·Mưa lũ nghiêm trọng, thủy điện Rào Trăng 3 bị sạt lở: Khẩn trương cứu nạn cứu hộ, bảo đảm an toàn hồ
- ·Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank