【trực tiếp 3s.vn】HSBC: NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào quý III
Cụ thể, thị trường bên ngoài đang bị những khó khăn về tăng trưởng trên toàn cầu tác động xấu, nhưng hoạt động trong nước đang góp phần bù đắp lại, thể hiện ở GDP quý 3-2015 tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 6,5% trong quý 2 vừa qua.
Với nhu cầu trong nước có khả năng tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, các chuyên gia HSBC đã tăng dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 lên 6,6% và năm 2016 lên 6,7%.
"Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã hoạt động xuất sắc hơn các đồng nghiệp láng giềng do tính cạnh tranh ngày càng gia tăng của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động. Nhưng thậm chí ngôi sao về xuất khẩu của châu Á cũng không thoát khỏi tác động của những luồng gió chướng từ bên ngoài: trong khi chỉ số PMI tháng 9 không tốt ở hầu như mọi lĩnh vực, điều làm chúng tôi quan ngại nhất là việc các đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm sâu phản ánh một sự thật tương tự đang diễn ra trong vùng" - các chuyên gia HSBC nhận định trong báo cáo.
Theo đó, điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vốn phục hồi lại ở mức 10,5% vào quý III-2015 từ mức 9,3% của quý II-2015 so với cùng kỳ năm ngoái, sẽ chậm lại về cuối năm. Sự giảm sút của chỉ số phụ công ăn việc làm, mặc dù còn nhẹ, và việc suy giảm số lượng hàng mua sâu hơn nữa cũng phản ánh cái nhìn cẩn trọng của các nhà sản xuất.
Ngoài ra, với giá dầu dự kiến tiếp tục giảm và viễn cảnh giảm giá của tiền đồng được kiềm chế, áp lực giá trong ngắn hạn khá ít đủ để cho phép Ngân hàng nhà nước giữ lãi suất thị trường mở OMO ổn định ở 5,0% trong suốt nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, với lạm phát kỳ vọng tăng trở lại dần dần cùng với tăng trưởng gia tăng, HSBC cho rằng NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 0,5% vào quý III-2016.
Một lý do khác dẫn đến dự báo tăng lãi suất nói trên chính là thâm hụt thương mại. Xuất khẩu giảm cùng với nhu cầu nội địa phục hồi có nghĩa rằng cán cân thương mại của Việt Nam lại rơi vào thâm hụt. Mặc dù chưa tới mức báo động, điều đáng lo là thâm hụt được thúc đẩy bởi thâm hụt gia tăng trong khu vực các công ty trong nước. Đối lập với các công ty nước ngoài với phần nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất rồi tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Báo cáo ghi rõ, trong quá khứ, thâm hụt thương mại của các công ty trong nước – đặc biệt là các công ty nhà nước – đã gia tăng cùng với tiêu thụ và đầu tư thông qua vay mượn, gây áp lực cho tiền đồng và tạo ra thách thức cho nền kinh tế. Ở thời điểm hiện tại, theo các chuyên gia HSBC, các rủi ro vĩ mô của Việt Nam còn ít do việc quản lý chính sách tiền tệ cẩn trọng của NHNN.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV
- ·Xây dựng Trung tâm giới thiệu việc làm Đồng bằng Sông Cửu Long
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Newcastle Jets, 17h45 ngày 14/12: Đi tìm niềm vui
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Chính phủ báo cáo Quốc hội về nợ công
- ·Hỗ trợ xuồng máy để bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- ·Lộc Ninh: 16 mô hình tổ chức dịch vụ hỗ trợ nông dân
- ·Cả nước mới đưa vào khai thác 13km đường sắt đô thị
- ·Khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Quốc hội thảo luận việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
- ·Tăng cường quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
- ·Từ đủ 15 tuổi được mở tài khoản thanh toán cá nhân
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Bổ ích "Hành trình về địa chỉ đỏ"
- ·Quy định mới về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Làm gì để phát triển chăn nuôi
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Đề nghị tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn