【so keo nha cai】Năm 2022: Tăng trưởng có thể đạt, song lạm phát khó giữ
Tăng trưởng của Việt Nam được dự báo ở mức 5,ămTăngtrưởngcóthểđạtsonglạmphátkhógiữso keo nha cai3% trong năm 2022 Năm 2022, Việt Nam có 7 tỷ phú trong danh sách thế giới IMF: Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 |
Khó khăn của kinh tế thực lây nhiễm sang khu vực tài chính
Chủ đề của hội thảo cũng như của ấn phẩm thường niên năm nay là “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, năm 2021 chứng kiến những khó khăn và thách thức chưa từng có của nền kinh tế, cùng với đó rủi ro bất ổn vĩ mô và bất ổn tài chính đang gia tăng. Lạm phát kỳ vọng gia tăng do yếu tố chi phí đẩy và chính sách nới lỏng tiền tệ kéo dài. Dư địa chính sách tài khóa hạn hẹp hơn, thu ngân sách có thể khó khăn khi kinh tế suy giảm và thị trường tài sản điều chỉnh mạnh, trong khi chi ngân sách cho các gói kích thích kinh tế gia tăng.
Tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng không thấp hơn quá nhiều so với năm trước (chưa kể phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh trong năm) nhưng tăng trưởng kinh tế đạt thấp nhất trong vòng hai thập kỷ gần đây. Điều này đặt ra nghi vấn về đích đến cuối cùng và/hoặc hiệu quả của dòng tiền/tín dụng trong nền kinh tế. Tín dụng, bằng các cách khác nhau, có thể không trực tiếp đi vào sản xuất mà trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào thị trường tài sản, nguy cơ bong bóng tài sản là hiện hữu.
Dấu hiệu trở nên đáng lo ngại khi tỷ lệ M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam vượt xa so với các nước trong khu vực ASEAN-5. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nới lỏng một số quy định an toàn hệ thống để hỗ trợ hệ thống và nền kinh tế ứng phó với đại dịch. Sau một thời gian dài có xu hưởng giảm thì nợ xấu đã tăng trở lại. Những khó khăn của khu vực kinh tế thực cuối cùng có thể sẽ lây nhiễm sang khu vực tài chính. Những rủi ro bất ổn và thiếu lành mạnh đã xuất hiện trên các thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Điều này khiến quá trình ứng phó với đại dịch và hồi phục kinh tế càng trở nên khó khăn. Vì vậy, đánh giá tổng quan kinh tế cũng như nhận diện các rủi ro bất ổn là cơ sở quan trọng để đưa ra được các khuyến nghị chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19, góp phần hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch, phục hồi và phát triển sau đại dịch.
Nền kinh tế có dấu hiệu bước vào chu kỳ đi xuống
Đại diện nhóm nghiên cứu của NEU trình bày báo cáo, PGS.TS Tô Trung Thành cho hay, kết quả ước tính giá trị sản lượng tiềm năng cho thấy mức tăng trưởng tiềm năng đối với nền kinh tế Việt Nam nằm trong khoảng 6,12% - 6,32%/ năm. Như vậy, trong 2 năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động dưới mức sản lượng tiềm năng rất xa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang có dấu hiệu bước vào chu kỳ đi xuống.
Mặc dù tăng trưởng vẫn chưa rơi vào ngưỡng cảnh báo khủng hoảng nhưng đây rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ của nền kinh tế cũng như tác động xấu đến các doanh nghiệp, theo đó, gia tăng rủi ro tín dụng.
PGS.TS Tô Trung Thành trình bày báo cáo tại hội thảo |
Trong năm 2022, nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% trong năm 2022. Tuy nhiên, mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ khó có khả năng đạt được.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu cộng thêm chiến tranh Nga – Ukraine leo thang, đã khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục, theo đó ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép lớn đến lạm phát năm 2022.
Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu đang gia tăng cũng ảnh hưởng đến áp lực lạm phát trong nước. Không những thế, tỷ lệ cung tiền M2/GDP và tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực, trong khi tăng trưởng kinh tế đang dưới sâu so với mức sản lượng tiềm năng, làm gia tăng rủi ro lạm phát.
Báo cáo cũng cho thấy, diễn biến giá dầu tăng cao trong những tháng đầu năm 2022 đặt ra thêm những thách thức rất lớn đến kinh tế.
Về động lực tăng trưởng, báo cáo nhận định, động lực tăng trưởng kinh tế năm nay vẫn đến từ đầu tàu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến sản xuất sản phẩm chế biến chế tạo và xuất khẩu. Đồng thời, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch, đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022. Những chính sách đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm được thực hiện giúp tăng các mức chi tiêu, đóng góp lớn vào quy mô nền kinh tế.
Ngành sản xuất, ngành dịch vụ có cơ hội hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế. Đây là ngành có vai trò lớn trong đóng góp vào tăng trưởng trong những năm gần đây. Chất lượng tăng trưởng năm 2022 cũng được dự báo ở mức cao hơn, thông qua dự báo tăng trưởng TFP và năng suất lao động được cải thiện.
Trên cơ sở đó, báo cáo của NEU khuyến nghị Chính phủ cần quán triệt 3 quan điểm cơ bản khi đưa ra các chính sách. Đầu tiên, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với Covid-19”.
Để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế thì sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng.
Đồng thời, trong khi dư địa chính sách dần thu hẹp, các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Nguy cơ triệu hồi 700.000 xe Lexus do lẫy mở cốp
- ·Lỗ hổng quản lý vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3700 tỷ đồng
- ·Hiệu trưởng
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Xe máy kẹp 3 đâm vào ô tô đầu kéo 1 người tử vong
- ·Quảng Bình Rộ việc học sinh tự chế pháo theo hướng dẫn trên mạng
- ·Quảng Bình Thu giữ gần 1600 chai rượu ngoại nhập lậu
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Nhà đất Hà Nội chuẩn bị bán phá giá?
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Các chủ cửa hàng tại Zone 9: Chưa nhận được công văn tạm dừng hoạt động?
- ·2 trường hợp được vượt xe phía bên phải từ 2025
- ·Bé trai hơn1 tháng tuổi bị bạo hành Người mẹ nói gì
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·“Cò” vé dịp tết dọa xử nhà tàu bằng HIV
- ·Thủ tướng dự Lễ khánh thành công trình khu dân cư Làng Nủ
- ·Quảng Bình Thu giữ gần 1600 chai rượu ngoại nhập lậu
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Ông Nguyễn Thanh Chấn định tự tử trong tù