【kèo melbourne city】Doanh nghiệp trong trường đại học: "Sân chơi" cho các nhà khoa học
Thúc đẩy nghiên cứu khoa học
Năm 2008 trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã công bố thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings). Đây là mô hình doanh nghiệp lần đầu tiên được phép thành lập tại một trường đại học ở Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; cung cấp các dịch vụ đào tạo thích nghi kỹ năng nghề và cập nhật kiến thức theo yêu cầu xã hội…
TheệptrongtrườngđạihọcampquotSânchơiampquotchocácnhàkhoahọkèo melbourne cityo ông Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc BK-Holdings, doanh nghiệp đã tạo ra “sân chơi” cho các giảng viên trong trường khi đưa những nghiên cứu khoa học trở thành sản phẩm khoa học công nghệ, từ đó, gián tiếp tạo ra việc làm cho sinh viên. “Các trường đại học có hệ thống doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học thành các sản phẩm khoa học. Bởi những nhà nghiên cứu khoa học sẽ không thể thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ mà phải có một doanh nghiệp trung gian thực hiện việc này”, ông Dũng cho biết.
Theo ông Dũng, hiện Nhà nước đang “bơm” nguồn lực ở giai đoạn nghiên cứu của các nhà khoa học, còn giai đoạn hoàn thiện sản phẩm khoa học để thương mại hóa thì chưa có nguồn lực. “Việc hình thành doanh nghiệp trong trường học để kéo những nghiên cứu của nhà khoa học gần với sản phẩm khoa học công nghệ nhưng hiện doanh nghiệp lại đang thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế hoạt động để thực hiện việc này. Khi thành lập doanh nghiệp, lãnh đạo trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã nhận ra những khó khăn, nhưng lại không có cơ chế “rót” vốn để doanh nghiệp phát triển. Do đó, doanh nghiệp trong các trường đại học cần có luật để cho phép huy động nguồn lực từ trường, nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài”, ông Dũng nhấn mạnh.
Nhiều năm nay, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã hình thành một cơ sở sản xuất gần 600 lao động. Với xưởng sản xuất như vậy, nhà trường có đủ điều kiện để hình thành doanh nghiệp, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp được hình thành trong trường này. Ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết: “Do trong Luật Giáo đại học chưa quy định các trường đại học được phép thành lập doanh nghiệp nên nhà trường muốn lập doanh nghiệp phải xin cơ chế hoạt động đặc thù của Thủ tướng Chính phủ và số vốn không được quá 500 triệu đồng. Trong khi đó, nhà máy của trường phải có số vốn 30 tỷ đồng mới có thể hoạt động được”.
Theo ông Hiệp, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học cho phép các trường thành lập doanh nghiệp là phương án mở cho các trường. Khi quy định này đi vào thực tiễn, nhà trường sẽ thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp trong nhà trường có thể xuất nhập khẩu hàng hóa, các sản phẩm khoa học có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp bên ngoài thông qua doanh nghiệp của trường.
"Không nên biến thành trào lưu"
Nét mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học là trong trường có thể thành lập doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, việc thể chế hoá tư tưởng trong Nghị quyết 19 nhằm có cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học, hướng tới thực hiện hoạt động ứng dụng triển khai thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
“Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp đều giới hạn trong thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học là chính chứ không phải kinh doanh. Điều này thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đào tạo nghiên cứu trong trường gắn với nhu cầu thị trường. Nếu để các nhà khoa học tự thương mại hoá kết quả của mình thì hiệu quả sẽ không cao, bởi nhà khoa học không có kiến thức về kinh doanh và khó khăn trong thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Vì vậy, doanh nghiệp trong các trường đại học cần có cơ chế hoạt động để giúp đỡ các nhà khoa học”, bà Phụng cho hay.
Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp trong trường học phải được cụ thể hóa bằng những văn bản dưới luật. Trong quá trình hoạt động Công ty BK-Holdings đã gặp nhiều vướng mắc ở Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục đại học… “Thực tế là luật đã đi sau thực tiễn của cuộc sống và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thấy được những vướng mắc của các trường nên đã tiến tới sửa, bổ sung một số điều trong Luật Giáo dục đại học. Tuy nhiên, các nghị định, thông tư hướng dẫn dưới luật cũng cần phải làm rõ ràng, để tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong trường đại học. Nếu Luật Giáo dục đại học sửa đổi không được đưa vào thực tiễn thì các trường đại học sẽ không mặn mà việc hình thành doanh nghiệp”, ông Dũng khẳng định.
Từ những kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp trong trường đại học, ông Dũng cũng đưa ra cảnh báo, không nên biến việc mở doanh nghiệp trong trường đại học thành trào lưu mà nên dành cho những trường đại học tốp đầu có đủ nguồn lực để phát triển. “Theo tôi đánh giá, hiện chỉ có vài trường đại học ở Việt Nam có khả năng hình thành doanh nghiệp. Chỉ có những trường đại học có điều kiện nhất định, hội tụ được các yếu tố như nguồn lực, vốn, con người mới có thể hình thành doanh nghiệp”, ông Dũng nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Sương mù được hình thành thế nào?
- ·Hệ lụy của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đến năm 2050
- ·Trang trại năng lượng mặt trời nổi lớn nhất châu Âu trông thế nào?
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Google ký hợp đồng mua bán điện gió ngoài khơi lớn nhất từ trước tới nay
- ·Chia sẻ của người dùng về chi phí vận hành của xe VF 5 Plus
- ·General Motors và Honda bắt tay hợp tác trên dòng pin nhiên liệu Hydrogen mới
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Sáng kiến Vành đai Con đường sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo?
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Nam Youtuber nổi tiếng cứu sống đại bàng hoàng đế quý hiếm
- ·Phê duyệt danh mục đa dạng sinh học rừng đặc dụng Tà Xùa, Sơn La
- ·Kỷ nguyên của năng lượng mặt trời đã chững lại?
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·'Cha đẻ' pin Lithium
- ·Thuyền lưỡng cư chạy điện di chuyển cả đường bộ và đường thủy
- ·Hỗ trợ các doanh nghiệp lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Chuyên gia nêu nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí nhất thế giới