【soi keo psv】Chủ tịch Quốc hội hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,ủtịchQuốchộihộiđmvớiChủtịchQuốchộsoi keo psv Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam do Ngài Karu Jayasuria, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam. Sáng ngày 24-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka. Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng Ngài Chủ tịch và Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước CHXHCN Dân chủ Sri Lanka thăm chính thức Việt Nam.
Tại hội đàm, hai Chủ tịch Quốc hội cùng cho rằng, hai bên cần tích cực triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hậu cần, khắc phục hậu quả chiến tranh và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Hai bên sớm triển khai cơ chế đối thoại an ninh cấp Bộ trưởng Công an hai năm/lần; thúc đẩy hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nâng cao năng lực về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố… nhằm bảo đảm an ninh mỗi nước.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka bày tỏ mong muốn được thỏa thuận hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực cảnh sát, cụ thể hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Học viện Cảnh sát nhân dân. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao thỏa thuận hợp tác này.
Hai Chủ tịch Quốc hội đều ghi nhận, trong thời gian qua, thương mại song phương tăng đều qua các năm, đạt gần 320 triệu USD năm 2017; đồng thời khẳng định hai nước có tiềm năng hợp tác rất lớn, cần đẩy mạnh khai thác, nhất là đối với các lĩnh vực chủ chốt như dầu khí, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và truyền thông, dệt may, cao su, da giày, chế biến và phân phối nông sản và thủy sản, sản xuất và tiêu thụ sữa, năng lượng tái tạo, vận tải hàng không và hàng hải.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mong muốn, thời gian tới, hai bên cần tích cực triển khai hiệu quả kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Sri Lanka (4-2017) và các văn kiện hợp tác đã ký kết; xem xét sửa đổi, ký mới các văn kiện phù hợp với tình hình mới.
Hai bên thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; sớm họp Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp lần thứ 2 tại Việt Nam nhằm trao đổi các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều sớm đạt mục tiêu 1 tỉ USD; tăng cường các biện pháp xúc tiến đầu tư và kết nối giao thương; đề xuất phương hướng triển khai hiệu quả Thỏa thuận xúc tiến và bảo hộ đầu tư, Biên bản hợp tác thúc đẩy đầu tư song phương.
Hai Chủ tịch Quốc hội đều nhấn mạnh, hai nước cần quan tâm thúc đẩy kết nối hàng không, coi đó là giải pháp mạnh và hiệu quả nhằm tạo thuận lợi thương mại và khai thác tiềm năng du lịch của cả hai nước.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đề nghị hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, cam kết hỗ trợ Việt Nam về công nghệ trồng hải sâm, rong biển, thủy hải sản; đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka; mong hai bên hỗ trợ lẫn nhau, tránh cạnh tranh đối với các sản phẩm hai bên cùng có thế mạnh như chè, cà phê, thủy sản…
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Sri Lanka có tiếng nói tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông; ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN, nhất là trong các nội dung có tính nguyên tắc như tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phi quân sự hóa tại Biển Đông.
Về hợp tác nghị viện giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tới Việt Nam tháng 7-2013 và Phó Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tham dự Đại hội đồng IPU-132 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 3-2015. Quốc hội Việt Nam đã thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Sri Lanka gồm 9 thành viên để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội và tăng cường giao lưu Nghị sĩ Quốc hội hai nước.
Trong thời gian tới, hai Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quốc hội hai nước duy trì và tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt giữa các Ủy ban chuyên môn nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động nghị viện, kinh nghiệm lập pháp và giám sát; phát huy hơn nữa vai trò của Nhóm Nghị sĩ hữu nghị hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai Quốc hội nói riêng và hai nước nói chung; tăng cường vai trò giám sát và thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận mà hai nước đã ký. Hai bên đẩy mạnh phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn Nghị viện quốc tế, nhất là tại Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).
Theo VOV.VN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Dài… quá cỡ!
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- ·'Có bộ trưởng, trưởng ngành nói sao được chất vấn nhiều thế'
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc thăm gia đình 4 người tử vong do sạt lở tại Hòa Bình
- ·Hạn, mặn bủa vây đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cơ hội trong thách thức
- ·Sóc Trăng công bố tình trạng thiên tai do xâm nhập mặn
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Hàn Quốc viện trợ 2 triệu USD, Nhật hỗ trợ vật tư để Việt Nam khắc phục bão lũ
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Thủ tướng quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Toàn văn thông báo Hội nghị Trung ương 10
- ·Thủ tướng thị sát và chỉ đạo khắc phục hậu quả bão tại Quảng Ninh, Hải Phòng
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Kiên quyết đình chỉ cơ sở không an toàn phòng cháy, chữa cháy
- ·Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam
- ·'Ngày nào khu HH Linh Đàm cũng có báo cháy, không biết khắc phục thế nào'
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Sớm kết thúc 30 vụ án liên quan đến cán bộ để chuẩn bị nhân sự Đại hội 14