会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tipvang】Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng!

【tipvang】Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng

时间:2024-12-23 14:36:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:715次

dam bao muc tieu tang truong

Cần nắm chắc tình hình sản xuất của từng DN,Đảmbảomụctiêutăngtrưởtipvang sản phẩm để có giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng Ảnh: H.A

Không tăng khai thác dầu thô?


Tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt mức 7,38%, mức cao nhất của quý I trong 10 năm qua, đã tạo thêm động lực, niềm tin cho tăng trưởng năm 2018. Theo đánh giá, có được kết quả này là do tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng đều ở tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng chính, có khả năng tạo bứt phá nằm ở khu vực công nghiệp chế biến chế tạo, trở thành kỳ vọng chính đem lại kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.


Có thể nói, ngành công nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, giải phóng lực lượng sản xuất, hỗ trợ DN gia tăng sản lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh.


Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, kinh tế quý I tăng trưởng cao cũng là do sự đóng góp quan trọng của khu vực đầu tư nước ngoài. Cụ thể Samsung và Formosa, nông nghiệp đều tăng trưởng cao so với năm 2017. Bên cạnh đó, niềm tin vào môi trường đầu tư đã tạo ra sự hứng khởi cho các DN.


Dự báo các nhân tố tăng trưởng trong 3 quý còn lại của năm 2018, Bộ KH&ĐT cho biết, ngành nông nghiệp dự báo có nhiều thuận lợi, diễn biến thời tiết không phức tạp. Đối với ngành công nghiệp, được dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt, trong đó trọng tâm là ngành chế biến, chế tạo. Đồng thời, từ nay đến cuối năm Chính phủ không đặt vấn đề tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước (giữ nguyên mức kế hoạch sản xuất trong nước là 11,31 triệu tấn ở tất cả các kịch bản), tuy nhiên tùy theo tình hình cụ thể khả năng khai thác trong nước và diễn biến giá dầu quốc tế, Chính phủ có thể chủ động điều hành linh hoạt trong việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước. Ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, trọng tâm là các ngành có đóng góp và mức tăng cao như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, vận tải, kho bãi, tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống... Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế được duy trì như thu chi ngân sách nhà nước, trong đó bội chi khoảng 3,5% GDP; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 34% GDP; nhập siêu thấp hơn 3% tổng kim ngạch XK…


Tuy nhiên, trong thời gian tới, các động lực tăng trưởng này có thể có biến động so với năm 2017 cũng như quý I/2018, dẫn tới tăng trưởng kinh tế các quý tiếp theo của năm 2018 sẽ không còn giữ được mức cao như quý I vừa qua. Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh, mô hình tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước không còn duy trì được trong năm 2018 mà có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do những yếu tố bứt phá của năm 2018 là chưa rõ ràng.


Cần nỗ lực vượt bậc


Theo VASEP: Đại diện Hiệp hội này cũng cho biết, những cuộc đối thoại cởi mở vừa qua giữa các DN với lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành đã giải quyết được rất nhiều vấn đề, vì thế kiến nghị đầu tiên của các DN trong hiệp hội là mong muốn được đối thoại nhiều hơn với các cơ quan này, đồng thời kiến nghị về kỷ cương hành chính trong thực thi ở dưới, làm sao để công việc thực hiện nhanh hơn.

Vừa qua, trên cơ sở báo cáo kịch bản tăng trưởng kinh tế của các bộ, ngành, địa phuơng và các tập đoàn, DN lớn, Bộ KH&ĐT trình Chính phủ hai kịch bản tăng trưởng, theo đó, với kịch bản thứ nhất tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7% và kịch bản thứ hai tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,8%. Chính phủ thống nhất mục tiêu phấn đấu đạt tối thiểu là 6,7% và cố gắng đạt cao hơn để tạo đà cho năm 2019 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ đến cuối năm còn hết sức nặng nề. Theo đó, dù có nền tăng trưởng cao của năm 2017 và quý I/2018 song nền kinh tế vẫn tồn tại nhiều điểm nghẽn cần lưu ý. Cụ thể, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá. Ngoài ra, yếu tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được mức tăng cao như trong năm 2017. Thêm vào đó thị trường lao động Việt Nam năm 2018 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang và sẽ tác động.


Trước những khăn nội tại mà nền kinh tế đang phải đối mặt, mặc dù tin tưởng vào kết quả tăng trưởng, song chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành lo ngại sự mải mê hứng khởi sẽ dẫn tới việc rơi vào chủ nghĩa lạc quan thái quá. Ông cho biết, quan trọng là phải chỉ ra vấn đề của kinh tế thế giới và trong nước đã, đang và sẽ gặp phải để có đối sách hợp lý, ví dụ như chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, các cú sốc có thể xảy ra đối với thị trường tài chính, tiền tệ... từ đó mổ xẻ, xây dựng các kịch bản, ứng phó mọi tình huống. Lấy dẫn chứng ngành công nghiệp - động lực chính của tăng trưởng, nhìn vào tổng thể là tốt, nhưng nếu không tính Samsung thì ngành này không có gì đặc sắc.


Chuyên gia Võ Trí Thành lưu ý, cần phân tích cụ thể, chính xác để tính toán thực lực của nền kinh tế. Chưa kể, trên thực tế còn rất nhiều những khó khăn mà DN đang phải đối mặt.


Dưới góc độ DN, chia sẻ về triển vọng thị trường trong năm 2018, ông Bang Hyun Woo, Phó Tổng giám đốc Samsung Electronicx tại Việt Nam nhận định, thị trường điện thoại di động thế giới đang có dấu hiệu chững lại, đồng thời xu thế bảo hộ mậu dịch khiến các yếu tố rủi ro tăng lên. Năm 2018, Samsung đặt kế hoạch đạt chỉ tiêu tăng kim ngạch XK từ 7-10% so với năm 2017.


Về phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội cho biết, năm 2018 ngành đặt mục tiêu XK 10 tỷ USD. Đại diện Hiệp hội này cũng cho biết, những cuộc đối thoại cởi mở vừa qua giữa các DN với lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành đã giải quyết được rất nhiều vấn đề, vì thế kiến nghị đầu tiên của các DN trong hiệp hội là mong muốn được đối thoại nhiều hơn với các cơ quan này, đồng thời kiến nghị về kỷ cương hành chính trong thực thi ở dưới, làm sao để công việc thực hiện nhanh hơn.


Trao đổi với Báo Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, kinh tế 2018 sẽ có nhiều khó khăn, do kinh tế thế giới được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Mới đây nhất là việc tăng thuế NK thép của Mỹ, bên cạnh đó XK cá basa của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn tại các thị trường truyền thống, cảnh báo của Liên minh Châu Âu khi áp dụng thẻ vàng đối với thủy hải sản của Việt Nam… Những điều này cho thấy, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực vượt bậc, tìm kiếm thị trường và có những đối sách kịp thời. “Tình hình kinh tế có những diễn biến mới, nhiều biến động, khó khăn, nhưng quan trọng là chúng ta đừng biến ‘thẻ vàng’ thành ‘thẻ đỏ’. Vì thế đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành phải ứng phó kịp thời với những biến động có thể xảy ra”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng:


“Năm 2018 là năm bản lề, do đó việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Từ kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo, điều hành năm 2017, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từng DN phải thường xuyên rà soát từng ngành, từng sản phẩm chủ lực, từ đó kịp thời có điều chỉnh phù hợp nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Đây là bài học kinh nghiệm rất quan trọng, là một trong những nguyên nhân giúp Chính phủ điều hành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Từng DN sẽ biết rất rõ tình hình sản xuất, kinh doanh của mình, trên góc độ điều hành vĩ mô, các bộ, ngành, địa phương cũng cần nắm chắc để có phương án kịp thời tháo gỡ khó khăn, để xác định ngay được nếu thiếu hụt sản phẩm này thì có thể bù đắp bằng sản phẩm khác để đảm bảo tăng trưởng”.


PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân:


“Theo Bộ KH&ĐT, khó để duy trì tốc độ tăng trưởng cao như quý I trong cả năm 2018. Bởi nhìn lại 2017, các quý của năm 2017 có những bứt phá do đó tăng trưởng quý sau đều cao hơn quý trước. Năm 2018, nền tăng trưởng quý I là quá cao, trong khi đó không có nhiều các yếu tố mang tính đột phá như năm 2017, do đó tốc độ tăng trưởng giữa các quý sẽ không thể duy trì được mức tăng trưởng cao như của quý I. Tôi nghĩ rằng lý giải của Bộ KH&ĐT là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, theo tôi, đây chỉ đơn thuần là con số thống kê. Còn nếu xét về động lực tăng trưởng thì khó để nói rằng năm 2018 có ít động lực hơn so với 2017, vì năm 2018 có những động thái tốt hơn, ví dụ Hiệp định CPTPP vừa được ký kết sẽ là động lực ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn là nước nằm trong khu vực thu hút FDI tốt… Những động lực tăng trưởng của năm 2018 và năm 2017 không có nhiều thay đổi”.


Hoài Anh (ghi)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bé bệnh tim thoi thóp chờ cứu giúp
  • State President proposes relieving Prime Minister
  • Government sets out tasks for new term
  • Việt Nam makes proposals at ASEAN Senior Officials’ Meeting
  • Chồng Tây vợ Việt chưa kết hôn, con khai sinh thế nào?
  • Vương Đình Huệ sworn in as new National Assembly Chair
  • PM to attend ASEAN leaders’ meeting this week
  • Automatic stay for stranded foreigners in Việt Nam extended until April 30th: Immigration authority
推荐内容
  • Tổng hợp bài dự thi “Tình yêu không tuổi” 10 ngày cuối 2/2012
  • Nguyễn Xuân Phúc elected as State President
  • VN supports all initiatives, efforts helping with Middle East Peace Process: ambassador
  • PM meets Sultan of Brunei on sidelines of ASEAN Leaders’ Meeting
  • Đêm hội trăng rằm ấm áp
  • HCM City to bolster administrative reforms