【nhận định bóng wap】Cuộc chạy đua về ca ghép tạng xác lập 2 kỷ lục ở Việt Nam
Cuộc “chạy đua” của những chiến sĩ áo trắng
Ngày thứ tư sau khi được ghép tim thành công,ộcchạyđuavềcaghéptạngxáclậpkỷlụcởViệnhận định bóng wap anh M.S.H. (37 tuổi, quê ở Quảng Bình) đã có những chuyển biến tích cực, quả tim mới đã hoạt động bình thường trong lồng ngực nam bệnh nhân này.
Trước đó, anh H. mắc bệnh suy tim và mất 4 năm chờ đợi để tìm được nguồn tạng phù hợp. GS.TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ, ca ghép tim cho bệnh nhân H. là một sự kiện đặc biệt vì trong một ngày, ê-kíp bác sĩ của bệnh viện phải thực hiện 3 ca ghép tạng ở 2 nơi cách xa nhau hơn 1.000 km.
“Ca ghép tim lần này của bệnh viện đã xác lập 2 kỷ lục mới. Đó là thời gian lấy tim xuyên Việt đến khi tim đập lại ngắn nhất và thời gian mổ cũng ngắn nhất”, GS.TS Hiệp cho biết.
BS CKII Trần Hoài Ân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Trung ương Huế) kể lại, ngày 6/5, đoàn chuyên gia Bệnh viện Trung ương Huế đang tiến hành hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) sẽ cùng các y, bác sĩ của bệnh viện này tiến hành 2 ca ghép thận cho bệnh nhân.
“Từ 6h sáng, chúng tôi bắt đầu việc ghép thận cho ca bệnh thứ nhất. Tới khi chuẩn bị ghép thận cho ca bệnh thứ 2 thì đó cũng là thời điểm phải tiến hành lấy tim từ người hiến tặng (đã được Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo điều phối trước đó).
Đoàn chuyên gia Bệnh viện Trung ương Huế khi ấy phải phân chia nhân lực để vừa đi lấy tim vận chuyển về Huế ghép cho bệnh nhân kịp thời gian, vừa cùng các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phẫu thuật cho ca bệnh thứ 2”, bác sĩ Ân chia sẻ.
Lúc 10h47 ngày 6/5, quả tim từ người hiến tặng rời khỏi lồng ngực và được bảo quản nghiêm ngặt, lên đường ra sân bay vượt hơn 1.000 km đưa ra Huế để kịp thời ghép cho bệnh nhân H.
Đối với các quốc gia phát triển, ngành y tế vận chuyển tạng bằng trực thăng. Việt Nam vận chuyển tạng ghép bằng hình thức dùng máy bay dân dụng.
Một khó khăn của việc vận chuyển là các chuyến bay có giờ cố định. Các thành phố lớn 30 phút có 1 chuyến, còn Huế một ngày được vài chuyến.
Vì vậy phải tính toán làm sao lúc lấy tim thật sát giờ bay để quả tim nhận ở TP.HCM về Huế trong thời gian ngắn nhất.
Đây có thể là trường hợp đặc biệt khi sáng ê-kíp thực hiện ca ghép thận ở TP.HCM, chiều lại ghép tim ở Huế.
"Sự kiện này như một cuộc chạy đua về thời gian, không gian của những chiến sĩ áo trắng. Thông thường, các bác sĩ sẽ ghép thận hoặc ghép tim chứ ít ai phải thực hiện 2 ca trong một ngày”, bác sĩ Ân chia sẻ.
Giây phút vỡ òa hạnh phúc
Đúng 13h32 ngày 6/5, quả tim của người hiến tặng và các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế xuống sân bay Phú Bài (tỉnh TT-Huế). Toàn bộ ê-kíp nhanh chóng đưa quả tim di chuyển về Trung tâm Tim mạch để thực hiện phẫu thuật ghép tạng cho bệnh nhân H.
Sau 1 giờ 20 phút phẫu thuật, tim đã đập lại trong lồng ngực người nhận tạng. Theo dõi diễn tiến sau đó, các chỉ số của tạng hoạt động ổn định và sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt.
Theo bác sĩ Ân, mổ ghép tim là một kỹ thuật hết sức phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau như phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ chạy tuần hoàn ngoài cơ thể, kể cả điều dưỡng hồi sức sau mổ.
Một khâu quan trọng khác là điều dưỡng chăm sóc hồi sức bệnh nhân chết não, tuy bệnh nhân chết nhưng phải chăm sóc đúng quy trình lúc đó mới lấy được tim.
Ngoài các nhóm thực hiện trực tiếp như vậy còn có hệ thống xét nghiệm, phòng xét nghiệm đủ điều kiện để xác định các chỉ số thận, gan bệnh nhân có thể chịu được cuộc ghép hay không.
Một khó khăn nữa là các bệnh nhân đợi ghép tim phần lớn điều trị ngoại tuyến, ở xa nhưng Bệnh viện Trung ương Huế đã lên danh sách cũng như chuẩn bị, sắp xếp lịch mổ hết sức khoa học, bài bản nên đảm bảo được thời gian mổ theo quy định.
Ngoài ra, đối với những ca ghép tạng liên tục như trên, ngoài chuyên môn nghiệp vụ, các cá nhân trong ê-kíp phải có sức khoẻ thật tốt bởi thời gian bắt đầu lấy tim, vận chuyển và thực hiện phẫu thuật có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
“Sau quá trình dài cùng sự cố gắng của tất cả các bộ phận và sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc bệnh viện, khi thấy quả tim người hiến đập trong lồng ngực của người nhận tất cả đều vỡ oà, vui mừng, bao nhiêu mệt mỏi căng thẳng đều được giải toả”, bác sĩ Ân chia sẻ.
Quang Thành
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hạnh phúc lành lặn của đôi chim sẻ tật nguyền
- ·Công an Hà Nội cảnh báo thủ đoạn giả mạo tổ chức trại hè để lừa đảo
- ·Phạt trên 370 triệu đồng doanh nghiệp nhập và bán hàng giả nhãn hiệu
- ·QLTT Bến Tre: Tăng cường quản lý, kiểm soát thị trường chặt chẽ 6 tháng cuối năm
- ·Huyện Tân Hưng, Mộc Hóa: Kiến nghị đầu tư nâng cấp hàng chục km đê bao bảo vệ lúa
- ·15 giải được trao
- ·Bắt 13 tấn nguyên liệu thuốc đông y nghi nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay
- ·Viêm phổi cấp ở Trung Quốc có thể lây nhiễm từ người sang người
- ·Sẽ thanh tra toàn diện các nhà mạng về đảm bảo an toàn thông tin
- ·Lạng Sơn: Ngăn chặn gần 1.000 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
- ·Có thai nhưng không cưới, bạn gái đâm đơn kiện đòi chu cấp
- ·Đảm bảo thời gian kiểm soát chi ngắn nhất, đưa vốn đến công trình sớm nhất
- ·Nâng chất lượng huấn luyện viên
- ·QLTT Nghệ An: Tạm giữ 930 áo phông có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Cám cảnh gia đình bà bệnh tim cháu ung thư mắt
- ·Giai đoạn 2 Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh năm 2018: Quyết tâm cao hơn
- ·Giải bóng đá vô địch U21 quốc gia 2018: Nơi phát hiện tài năng trẻ
- ·Iran lên ngôi vô địch Futsal châu Á sau màn vùi dập Nhật Bản
- ·VietNamNet trao 100 suất quà cho xóm Việt kiều nghèo Campuchia
- ·Xe bán tải lật ngửa trên cao tốc La Sơn – Tuý Loan, 2 người bị thương