【arouca – porto】Người dân 70 xã, phường ở Hà Nội được hỗ trợ sửa giấy tờ thế nào sau sáp nhập?
Thực hiện Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ườidânxãphườngởHàNộiđượchỗtrợsửagiấytờthếnàosausápnhậarouca – porto giai đoạn 2023 - 2025, Hà Nội có 173 xã, phường (của 26 quận, huyện, thị xã) phải sắp xếp; 12 xã, phường thuộc diện khuyến khích sắp xếp.
TP Hà Nội đã báo cáo Bộ Nội vụ phương án sắp xếp đơn vị hành chính không đáp ứng tiêu chí diện tích và dân số. Theo đó, 30 quận, huyện của Hà Nội vẫn giữ nguyên như hiện nay. Đối với cấp xã, phường, Hà Nội sẽ giảm khoảng 70 đơn vị hành chính.
Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập, tên đơn vị hành chính mới. Sở Nội vụ sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để trình HĐND TP xem xét đề án vào giữa tháng 5. Sau đó, UBND TP sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ và các cơ quan chức năng để thông qua đề án.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết, giai đoạn 2023-2025, trên địa bàn có 4 xã thuộc diện phải sắp xếp. Ngày 9/4, HĐND huyện đã tán thành phương án hợp nhất xã Hồng Phong và Đồng Phú thành xã Hồng Phú; xã Hòa Chính và Phú Nam An thành xã Hòa Phú.
Sau sáp nhập xã Hồng Phú có diện tích tự nhiên 7,17 km2, quy mô dân số 12.742 người; xã Hòa Phú có diện tích tự nhiên 8,01km2, quy mô dân số 12.435 người. Trụ sở của hai xã mới cũng đều nằm ở khu vực thuận tiện đi lại cho nhân dân.
Theo ông Đức, sau khi sắp xếp, mọi giấy tờ của người dân (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, căn cước công dân, bằng lái xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…) vẫn giữ nguyên giá trị. Khi người dân có nhu cầu thay đổi thông tin theo địa giới hành chính mới, sẽ được cấp có thẩm quyền hỗ trợ và được thực hiện miễn phí.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, HĐND huyện cũng vừa thống nhất phương án sáp nhập xã Dị Nậu và xã Canh Nậu thành xã Lam Sơn; sáp nhập xã Chàng Sơn và xã Thạch Xá thành xã Thạch Xá; sáp nhập xã Hữu Bằng và xã Bình Phú thành xã Quang Trung.
“Sau khi đề án đề án được Quốc hội thông qua thì mới có hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân. Tuy nhiên, theo tôi, Nhà nước nên hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hết sức, trong đó có việc miễn phí và đưa cán bộ xuống từng thôn giúp đỡ dân thay đổi giấy tờ tùy thân”, ông Nguyễn Mạnh Hồng nói.
Trong giai đoạn 2023-2025, trên địa bàn huyện Mê Linh có 1 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập. Cụ thể, xã Vạn Yên có diện tích tự nhiên 3,13 km2, đạt 14,86% so với tiêu chuẩn, quy mô dân số 6.357 người, đạt 79,46% so với tiêu chuẩn.
Tại kỳ họp HĐND huyện Mê Linh vào ngày 9/4 vừa qua, các đại biểu đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập xã Vạn Yên và xã Liên Mạc thành xã Liên Mạc. Nơi đặt trụ sở làm việc đơn vị hành chính mới tại xã Liên Mạc hiện nay. Các đơn vị thực hiện kiện toàn, sắp xếp gồm: Đảng ủy, UBND, MTTQ…
Ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, việc bố trí cán bộ, công chức, người lao động sau sắp xếp sẽ được thực hiện khoa học, hợp lý với phương châm đảm bảo tốt nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ. Về cơ bản những người còn đủ tuổi công tác sẽ không phải đảm nhiệm chức vụ thấp hơn, một số cán bộ dôi dư được luân chuyển sang địa phương khác.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, chủ trương của thành phố là hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính.
Việc giải quyết chuyển đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã được TP Hà Nội chỉ đạo Công an thành phố thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (về nhân thân) cho người dân theo cơ chế thành phố hỗ trợ toàn bộ.
Theo Giám đốc Sở Nội vụ, thực tế trong đợt sắp xếp trước đây tại một số địa phương đã hỗ trợ người dân theo hướng Công an thành phố xuống tận địa bàn thôn, tổ dân phố để làm thủ tục hành chính cho người dân.
Trong lần sắp xếp này, đối với toàn bộ giấy tờ thủ tục hành chính liên quan đến việc thay đổi địa danh, tên gọi của đơn vị hành chính, thành phố đã chỉ đạo đơn vị liên quan thành lập các tổ công tác xuống trực tiếp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ người dân với mục tiêu nhanh nhất có thể, không bị gián đoạn.
Tên xã phường mới sau sáp nhập, ‘không ai chịu ai’ thì cùng phải sửa giấy tờ
Khi sáp nhập 2-3 xã, phường làm 1, nếu giữ lại tên một đơn vị hành chính cũ sẽ giảm được số người dân phải thay đổi thông tin trên các giấy tờ; còn khi lấy ý kiến “không ai chịu ai”, phải đặt tên mới, tất cả phải sửa giấy tờ.(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thầy giáo làm lọt đề thi vào lớp 10 tại Hà Nội bị tạm đình chỉ công tác 30 ngày
- ·Amended chemical law must take environmental impacts into account: NA Chairman
- ·Minister of Public Security pays working visit to Russia
- ·Government unveils recovery plan, as typhoon losses hit $2 billion
- ·Hàng xuất khẩu Việt Nam: 'Nguy cơ' gia tăng các vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM
- ·Việt Nam, DPRK pledge closer ties ahead of 75th anniversary of diplomatic ties
- ·Việt Nam, Netherlands strengthen climate cooperation
- ·Top leader of Việt Nam receives President
- ·Điểm thi cao bất thường tại Hà Giang: Phó phòng Khảo thí đã qua mặt ban giám sát như thế nào?
- ·Minister Giang meets foreign defence leaders in Beijing
- ·‘Thờ ơ’ với cảnh báo không đảm bảo chất lượng, sản phẩm Nutrilatt 1 và 2 vẫn được bày bán?
- ·PM urges Indonesia to early sign bilateral rice trade cooperation agreement
- ·Việt Nam, Russia look to step up economic
- ·NA Vice Chairwoman holds talks with NZ parliamentary leaders
- ·TP. HCM đã xác minh được 22 người chung chuyến bay VN0054 cùng bệnh nhân thứ 17
- ·Cuban foreign minister spotlights special relations with Việt Nam
- ·PM Chính urges disbursement of public funds allotted to vital transport projects
- ·Top leader of Việt Nam receives President
- ·Sản xuất khẩu trang không đảm bảo chất lượng: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm
- ·Prime Minister pledges VNĐ50 billion for Yên Bái recovery