【lichbong】Để hạn chế khiếu nại về đất đai
Những năm qua,Đểhạnchếkhiếunạivềđấtđlichbong tình hình khiếu nại, tố cáo (KN, TC) trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm, song diễn biến còn khá phức tạp, trong đó trên 70% số vụ việc tập trung vào lĩnh vực đất đai.
Một buổi đối thoại, giải quyết khiếu nại về đất đai tại Ban tiếp dân tỉnh.
Đáng nói là phần lớn KN, TC trong lĩnh vực đất đai chủ yếu rơi vào cấp huyện và cấp cơ sở, là cấp đại diện cho Nhà nước trực tiếp quản lý đất đai ở địa phương.
Cụ thể năm 2018, toàn tỉnh có gần 1.200 trường hợp KN, TC, kiến nghị, phản ánh, liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó ở cấp huyện đã chiếm hơn 80%.
Ông Lê Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trưởng, lý giải, hiện có nhiều nguyên nhân làm phát sinh các vụ việc KN, TC trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, các KN, TC chủ yếu phát sinh khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, dịch vụ; khu, cụm công nghiệp và các công trình công cộng...
“Nguyên nhân chính khiến KN, TC phát sinh là do xung đột lợi ích khi thu hồi đất. Bởi một khi người dân cảm thấy các vấn đề như về giá đất, cơ chế đền bù, hỗ trợ, tái định cư… chưa được giải quyết thỏa đáng thì họ sẽ thực hiện quyền khiếu nại”, ông Việt khẳng định.
Theo lãnh đạo một số địa phương, tình hình KN, TC về đất đai có nhiều diễn biến phức tạp là do công tác quản lý đất đai còn tồn tại những mặt hạn chế. Trong đó, việc thu hồi, định giá, kiểm đếm, kiểm kê tài sản trên đất; xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có lúc, có nơi làm chưa tốt dẫn đến công dân không chấp nhận, yêu cầu đòi quyền lợi cao hơn.
“Nhiều dự án sau khi thu hồi đất của dân xong lại để hoang hóa; khả năng sử dụng đất ít nhưng thu hồi với diện tích lớn gây lãng phí đất đai khiến người dân bức xúc cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại”, ông Trương Thanh Bình, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, nhận định.
Còn theo ông Lưu Ngọc Đông, Chánh Thanh tra tỉnh, hiện nay, chất lượng giải quyết KN, TC, tranh chấp đất đai của chính quyền cấp huyện, cấp xã chưa cao. Nhiều vụ việc do lịch sử để lại nhưng chính quyền qua các thời kỳ không giải quyết dứt điểm. Mặt khác, tình trạng lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp kéo dài nhưng không phát hiện và chưa có giải pháp quyết liệt, đồng bộ để xử lý các hộ vi phạm, lập lại kỷ cương đã khiến người dân mất niềm tin và dễ phát sinh KN, TC.
Trong khi đó, cơ quan chuyên môn dự báo tình hình KN, TC tranh chấp đất đai năm 2019 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các địa bàn thu hồi nhiều đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, đòi lại đất cũ của một số cá nhân, tổ chức có xu hướng gia tăng, tính chất nhạy cảm… từ đó đặt ra nhiều thách thức cho ngành chức năng.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng trên, theo đề xuất của một số ngành liên quan, bên cạnh việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai, cần xây dựng hệ thống dữ liệu và hồ sơ quản lý đất đai đầy đủ, đồng bộ làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Khi phát sinh KN, TC cần tăng cường công tác đối thoại, hòa giải để giải quyết ngay từ lúc phát sinh ở cơ sở.
Ngoài ra, cần kiên quyết thu hồi đất đã giao, cho thuê nhưng không đúng đối tượng, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sai mục đích. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, những vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến đất đai của cán bộ, công chức để tạo niềm tin trong dân.
“Phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và các văn bản luật sâu rộng trong Nhân dân. Các cấp chính quyền, ngành chức năng cũng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai nhằm hạn chế phát sinh KN, TC, nhất là ở cấp cơ sở; đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Có như thế mới có thể hạn chế thấp nhất các KN, TC về đất đai”, ông Lưu Ngọc Đông đề xuất.
Số liệu thống kê từ Thanh tra tỉnh cho thấy, năm qua, trong tổng số 1.575 đơn thư KN, TC, kiến nghị, phản ánh phát sinh trên địa bàn tỉnh có gần 1.200 đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai. Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận 234 đơn KN, TC liên quan đến các tranh chấp đất đai. |
Bài, ảnh: Đ.BẢO
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người chi 32 tỷ đồng để 'cứu' cựu TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn thoát án tử là ai
- ·Cục CSGT nói về lo ngại ăn trái cây, uống siro bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn
- ·Sẽ xử lý địa phương nào gây ảnh hưởng đến người dân sau khi bỏ hộ khẩu giấy
- ·Chỉ huy trưởng quân sự xã: ‘Tôi không biết đứa trẻ bị bỏ rơi là con gái tôi’
- ·Hiệp sĩ Sài Gòn: Bị đánh gãy xương, bất tỉnh phải tự vay tiền nộp viện phí
- ·Cảnh sát Việt Nam chuyển khu vực tìm kiếm tại trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Trưởng phòng công chứng bị người đàn ông đá vào mặt: Tôi bị hành hung nhiều lần
- ·Vụ tai nạn 3 người chết, lái xe chở gạch đỗ bên đường có trách nhiệm liên đới?
- ·Thủ tướng giải quyết kiến nghị, đề xuất giải pháp phát triển ngành dệt may, da giày
- ·Loạt lãnh đạo, nhân viên bị bắt, Trung tâm Đăng kiểm 47
- ·Chúng ta cần một thế hệ doanh nhân và các nhà công nghiệp dân tộc hùng mạnh
- ·Đại tá Huỳnh Thới An làm Cục phó Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
- ·Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Nội, dừng 400 xe mới phát hiện một người vi phạm
- ·Hình ảnh Trung tâm Đăng kiểm ở Nghệ An hoạt động trở lại sau khi bị khám xét
- ·Từ ngày 15/9 triển khai Chương trình Doanh nghiệp nhờ thu thuế
- ·Những mánh nhận hối lộ của đăng kiểm khiến Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng “xấu hổ”
- ·Chiến tranh biên giới 1979: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù
- ·Thiếu tá trẻ kể chuyện tìm kiếm các nạn nhân giữa trời
- ·Dự báo thời tiết: Hôm nay miền Bắc ấm áp, có nơi xuất hiện nắng nóng
- ·Giám đốc đăng kiểm ở Nghệ An vừa bị bắt và lý do đặc biệt giữ chức 3 nhiệm kỳ