【kqbd ukraine】Hiểu biết về lịch sử, văn hoá quê hương
(CMO) Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn học mới “Nội dung giáo dục địa phương” được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao cho các địa phương biên soạn tài liệu, kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, vùng miền. Đây là điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - chương trình mở, giúp các địa phương chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, thiết thực với điều kiện thực tế. Nhằm giúp bạn đọc, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về môn học mới này, phóng viên báo Cà Mau có buổi phỏng vấn ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau.
- Việc đưa tài liệu Giáo dục địa phương vào các trường học, cấp học trên địa bàn tỉnh được ngành giáo dục tỉnh triển khai thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Hoàng Dự: Hiện nay, Bộ GD&ÐT đã phê duyệt tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Cà Mau đối với lớp 1, lớp 6; riêng lớp 2, lớp 3, lớp 7 và lớp 10 đã hoàn thiện bản mẫu và đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan cũng như các chuyên gia; Hội đồng thẩm định của tỉnh đã tổ chức thẩm định theo quy định, hiện đã trình và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt. Ðể chủ động và không gián đoạn việc tổ chức dạy và học, Sở GD&ÐT gửi các bản mẫu TL-GDÐP lớp 2, 3, 6, 7 và 10 để giáo viên được phân công giảng dạy tham khảo xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với nội dung, gắn với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, bảo đảm tính khoa học, logic và hiệu quả.
Ngoài ra, đối với các khối lớp còn lại, Sở GD&ÐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2101/SGDÐT-MNPT ngày 13/10/2020 của Sở GD&ÐT. Tổ chức nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định hiện hành.
Hiện nay, cùng với các môn học khác, tài liệu Giáo dục địa phương được các nhà trường đưa vào giảng dạy nghiêm túc, mang lại hiệu quả tích cực. |
- Hiện nay, theo từng cấp học, nội dung tài liệu Giáo dục địa phương đã được xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và vận dụng của học sinh hay chưa?
Ông Lê Hoàng Dự: Căn cứ Công văn số 1106/BGDÐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GD&ÐT về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; Công văn số 3536/BGDÐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ÐT về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021; Thông tư số 33/2020/TT-BGDÐT ngày 15/9/2020 của Bộ GD&ÐT Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Sở GD&ÐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 13/11/2019 về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Quyết định số 440/QÐ-UBND ngày 23/3/2020 của UBND tỉnh về việc Thành lập Ban Biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, Quyết định số 1964/QÐ-UBND ngày 5/8/2022 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Biên soạn tài liệu giáo dục địa phương.
Theo đó, nội dung tài liệu giáo dục địa phương bao gồm: về văn hoá (lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống, truyền thống quê hương, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật); về lịch sử truyền thống (danh nhân văn hoá, di tích lịch sử, bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương); về địa lý địa phương (địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế - xã hội, địa lý du lịch); về chính trị - xã hội (chính sách an sinh xã hội, các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống); về môi trường (bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu).
Sở GD&ÐT đã tham mưu và trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương, và trên cơ sở đề cương, Ban Biên soạn tổ chức biên soạn cho từng khối lớp theo đề cương phê duyệt. Như vậy, các nội dung của tài liệu giáo dục địa phương cơ bản phù hợp và đáp ứng yêu cầu từng khối lớp và theo quy định.
- Ðể phát huy giá trị của tài liệu Giáo dục địa phương trong nâng cao chất lượng giáo dục, ngành giáo dục tỉnh đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm nào thưa ông?
Ông Lê Hoàng Dự: Mục tiêu của tài liệu Giáo dục địa phương là trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng - an ninh... trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc, góp phần xây dựng văn hoá, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất học sinh được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Ðồng thời, phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội cho học sinh; vận dụng các kiến thức về tự nhiên, văn hoá, xã hội vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương.
Song song đó, về yêu cầu biên soạn, để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình Giáo dục địa phương cần được xây dựng trên cơ sở thiết kế ma trận tổng thể, trong đó thể hiện đầy đủ các mạch nội dung, yêu cầu năng lực cần đạt, tính kết nối với Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể; đảm bảo tích hợp ngang trong từng lớp học và tích hợp dọc theo từng cấp học; đáp ứng quan điểm tích hợp và phân hoá của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể theo trục: thế giới - khu vực - quốc gia - địa phương; đảm bảo là một bộ phận không thể thiếu của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể; là cơ sở để triển khai biên soạn tài liệu dạy học nội dung Giáo dục địa phương.
Ngoài ra, việc tổ chức lồng ghép, giới thiệu về tài liệu Giáo dục địa phương, Sở GD&ÐT đã chỉ đạo tổ chức thực hiện trong nhiều năm qua (sử dụng tài liệu Lịch sử - Ðịa lý địa phương tỉnh Cà Mau của Nhà xuất bản GDVN do NGND.TS Thái Văn Long làm chủ biên) nhưng chưa xác định là trọng tâm và được tổ chức đánh giá như bao môn học khác (cấp THCS, THPT), cho nên việc này đối với toàn dân, toàn ngành, toàn học sinh cũng không mới lạ lắm. Tuy nhiên, để Nhân dân, ngành, học sinh nắm rõ hơn vai trò của việc này thì hàng năm ngành đã chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền đến Nhân dân và học sinh cùng với thời điểm tuyên truyền về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Xin cảm ơn ông!.
Quỳnh Anh thực hiện
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ tịch Quốc hội: 'Chủ doanh nghiệp chết không có nghĩa là được xoá nợ thuế'
- ·Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đáp ứng được yêu cầu mới của thực tiễn
- ·Sân bay Long Thành
- ·Triển khai hợp nhất 106 chi cục thuế thành 49 chi cục thuế khu vực
- ·Tai nạn giao thông ngày 16/5: Xe đầu kéo lật như phim giữa đường, tài xế may mắn thoát chết
- ·'Đặt hàng' các tân Đại sứ hỗ trợ TP.HCM phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế
- ·Một cơn biến động cô gái trẻ khủng hoảng: Thất nghiệp, tài khoản 0 đồng
- ·Ngành Hải quan: Thu ngân sách giảm 7,36% so với cùng kỳ
- ·Lật tẩy hàng loạt biện pháp phòng tránh virus corona 'dởm' lan truyền trên mạng xã hội
- ·Ngành nuôi tôm Sóc Trăng nỗ lực ‘vượt bão’ Covid
- ·Kỹ thuật trồng cây hoa mai và cách ngắt lá sao cho hoa nở đúng Tết
- ·Hải quan Lạng Sơn tặng 15.000 khẩu trang giúp Trung Quốc chống dịch
- ·Cục Hải quan Bình Dương thu ngân sách tăng trưởng 16%
- ·‘Rộng cửa’ sở hữu xe Ford Transit với gói vay ưu đãi từ TPBank
- ·Tăng cường phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Quảng Nam: Thaco Trường Hải đứng đầu danh sách nộp thuế lớn nhất
- ·Gặp mặt hữu nghị kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- ·Đưa 'Không gian văn hóa Hồ Chí Minh' đến với đồng bào có đạo
- ·Thợ săn kho báu nghiệp dư ăn may ‘vớ’ được nhẫn vàng 1.800 năm tuổi
- ·Evergrande bên miệng hố, ‘bom nợ’ 300 tỷ USD ép chết ông lớn số 1