【ti so juventus】Để đầu tư hiệu quả, trách nhiệm phải rõ ràng
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hoàng Văn Cường,Đểđầutưhiệuquảtráchnhiệmphảirõràti so juventus đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội xung quanh vấn đề này.
PV: Thưa ông, mặc dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện, nhưng đến nay tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công vẫn là nút thắt lớn đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo ông, có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?
PGS.TS Hoàng Văn Cường:Theo tôi, một nguyên nhân quan trọng là hiện nay chúng ta vẫn chưa công bố được một tiêu chí rõ ràng về dự án được ưu tiên đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công. Vì vậy chúng ta chưa chủ động được các dự án có đủ điều kiện phân bổ. Do đó, khâu phân bổ vốn hiện nay mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn chậm.
Một nguyên nhân thứ hai nữa khiến các dự án đầu tư không được giải ngân nhanh, phân bổ không đúng là do sự quy định trách nhiệm không rõ giữa các cơ quan bộ ngành, giữa vai trò của trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và vai trò của các địa phương. Do trách nhiệm cụ thể không quy định rõ nên khi một dự án trình lên, phân bổ vốn đầu tư không đúng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói là do các địa phương chọn; còn các địa phương lại nói là đã qua Bộ thẩm định để trình Chính phủ.
Điều chưa rõ ràng trong quy định pháp luật hiện nay là về trách nhiệm. Nhiều cơ quan cùng có trách nhiệm trình, chọn, nhưng trách nhiệm về hậu quả lại không có. Gần như chúng ta đang có sự nhầm lẫn giữa trách nhiệm và nhiệm vụ. Nhiệm vụ là những việc phải làm thì ghi rõ, còn trách nhiệm chịu hậu quả thế nào thì không.
PV: Luật Đầu tư công 2015 được kỳ vọng rất lớn là sẽ khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, nhưng lại đang được nhiều bộ, ban, ngành cho rằng đây cũng là nguyên nhân làm chậm giải ngân, khiến dòng vốn ách tắc, kém hiệu quả. Như vậy, mâu thuẫn này là do đâu, thưa ông?
|
PGS.TS Hoàng Văn Cường: Trong Luật Đầu tư công đã đưa ra những nguyên tắc rất tốt như nguyên tắc phân bổ đầu tư công theo trình tự ưu tiên rất rõ ràng. Tuy nhiên để xác định trình tự đó thế nào lại phụ thuộc các nghị định, hướng dẫn khi thực thi. Luật chỉ quy định về nguyên tắc, còn quá trình triển khai thực thi thì chúng ta chưa rõ. Do đó, điều tiếp theo chúng ta phải làm là điều chỉnh lại những nghị định, hướng dẫn, để phân định rõ ràng vai trò và vị trí của từng bộ phận.
PV: Nguyên nhân của vấn đề phân công trách nhiệm chưa rõ ràng theo ông là do văn bản pháp luật thiếu quy định hay do chúng ta thực thi các quy định chưa tốt?
PGS.TS Hoàng Văn Cường:Theo tôi, quan trọng nhất là do quy định chưa rõ ràng. Ví dụ, chúng ta không quy định người đề xuất dự án thì trách nhiệm đến đâu, người trình phê duyệt trách nhiệm đến đâu. Thường chỉ khi phát hiện sai ở khâu nào thì người thực hiện khâu đó phải chịu, còn nếu kết quả chung không đạt được thì không ai chịu trách nhiệm. Người thực hiện cứ làm đúng nhiệm vụ, đúng quy trình, mà hiệu quả không có thì cũng không bị quy trách nhiệm.
Hiện nay, chúng ta thấy rằng, các vụ việc bị xử lý trong đầu tư công chủ yếu mới dừng lại ở các khâu của quá trình triển khai dự án. Ví dụ, thực hiện không đúng, thất thoát trong mua sắm đầu tư, đầu tư sai máy móc công nghệ… thì mới bị xử lý. Còn trong quá trình đề xuất, thẩm định thì hầu như chưa ai bị xử lý trách nhiệm. Mà thực ra, rất nhiều dự án sai ngay từ khâu chủ trương, xác định đầu tư. Đây là điều tôi thấy hạn chế nhất trong quá trình thực hiện đầu tư công.
PV: Như vậy, có vẻ là nhiệm vụ thì nhiều ngành cùng gánh, nhưng trách nhiệm lại không phân định được rõ ràng?
PGS.TS Hoàng Văn Cường:Đúng vậy, hiện nay đang có tình trạng như vậy trong các quy định về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ban, ngành. Nội dung, quy định nào cũng có phần trách nhiệm mà trên thực tiễn không phải như vậy. Chúng ta thường đánh đồng giữa nhiệm vụ và trách nhiệm.
Theo tôi, muốn đầu tư công hiệu quả, điều quan trọng là phải quy rõ trách nhiệm người chịu trách nhiệm dự án đầu tư. Cơ quan nào trình dự án thì phải chịu trách nhiệm đến cùng về hiệu quả đầu tư của dự án, dù dự án đó đầu tư bằng ngân sách hay bằng bất kể nguồn vốn vay nào. Chỉ khi nào làm được việc ấy thì mới có hy vọng chống được thất thoát, thiếu hiệu quả từ các dự án đầu tư công.
PV: Xin cảm ơn ông
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung tại Giải bóng đá Kinh tế Môi trường lần I
- ·Đơn vị xây nhà trọn gói tại TP.HCM giá tốt mà chất lượng?
- ·Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Phải vượt lên lời nguyền “được mùa mất giá”, làm giàu từ nông nghiệp
- ·Chính sách miễn, giảm thuế giúp doanh nghiệp tăng cường sức đề kháng, vượt khó khăn
- ·Hàng loạt bác sĩ bệnh viện công Vĩnh Long xin nghỉ việc: Giám đốc tiết lộ lý do
- ·Hơn 97% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử
- ·Bộ KH&ĐT nói gì về gói hỗ trợ 350.000 tỷ phục hồi kinh tế?
- ·Đồng phục Vanda
- ·Vụ xét xử BS Lương: Nguyên giám đốc BVĐK Hòa Bình bất ngờ về nước
- ·Vẫn có dấu hiệu tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất hàng giả
- ·Tưới dầu hỏa lên người rồi châm lửa tự thiêu
- ·Tăng cường tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron
- ·Học viện Quân y khẳng định tính sinh miễn dịch của vaccine Nanocovax đạt 57,56 U/ml
- ·Long An triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022
- ·Bảng giá xe máy BMW mới nhất tại thị trường Việt Nam
- ·Thứ trưởng Bộ Y tế: Người dân nên test nhanh mẫu gộp gia đình nhằm tránh lãng phí
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng sơn
- ·Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
- ·Tiếp tục thua kiện vì gây ung thư Johnson & Johnson phải bồi thường số tiền 'khủng'
- ·Vận chuyển hơn 70 máy thở Oxy không rõ nguồn gốc