【ty so lecce】Tính lãi khoản nợ BHXH từ 1/1/2016 là đúng với tinh thần nghị quyết
Chiều 26/5,ínhlãikhoảnnợBHXHtừlàđúngvớitinhthầnnghịquyếty so lecce Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017 và dự toán NSNN năm 2018.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình tỷ lệ phân chia 70 - 30
Về việc phân chia khoản thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017, sự cần thiết, tính hợp lý của tỷ lệ phân chia cho ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP), theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, dự kiến năm 2018 có 32 địa phương phát sinh nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, với tổng số khoảng 326,6 tỷ đồng.
Trong dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW năm 2018 đã xác định phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương tự như đối với nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, do Nghị định số 82/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2017, nên trong 4 tháng cuối năm 2017, đã có phát sinh số thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 50 tỷ đồng ở 14 địa phương, hiện chưa có hướng dẫn về việc phân chia nguồn thu này trong năm 2017.
“Việc phân chia nguồn thu này theo nguyên tắc trường hợp giấy phép do cơ quan trung ương cấp thì phân chia 70% số thu cho NSTW, 30% cho NSĐP; giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp thì phân chia 100% cho NSĐP”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.
Thẩm tra về vấn đề này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc phân chia nguồn thu này cho NSTW và NSĐP như Chính phủ đề nghị tương tự như đối với tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đang được áp dụng hiện nay là phù hợp và mức phân chia này đã được Chính phủ tính toán khi xây dựng dự toán NSNN năm 2018. Vì vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với tỷ lệ phân chia nguồn thu này như đề nghị của Chính phủ.
Phát hành TPCP nhận nợ với BHXH
Về việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) nhận nợ với Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) để đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995, lộ trình phát hành TPCP, thời điểm tính lãi nhận được sự quan tâm của đại biểu (ĐB) QH.
Hàng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào Quỹ BHXH bắt buộc để đóng BHXH cho thời gian làm việc trước ngày 1/1/1995 đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 1/1/1995. Sau khi làm việc thống nhất với BHXH Việt Nam, Chính phủ đã có Báo cáo số 480/BC-CP ngày 9/10/2015 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), trong đó xác định nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ BHXH bắt buộc liên quan đến khoản đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước năm 1995 là 22.090 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trong dự toán NSNN năm 2016 - 2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ 22.090 tỷ đồng nêu trên. Lý do là hiện tại hàng năm Quỹ BHXH đều có kết dư; nếu NSNN bố trí chuyển 22.090 tỷ đồng vào quỹ thì cũng được BHXH Việt Nam sử dụng để đầu tư mua TPCP.
Tuy nhiên, để xử lý dứt điểm vấn đề này, Chính phủ đã trình UBTVQH lộ trình trả nợ 22.090 tỷ đồng theo hình thức phát hành TPCP nhận nợ với Quỹ BHXH bắt buộc (trong đó: năm 2018 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 7.000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 9.090 tỷ đồng). Đồng thời, NSNN sẽ phải tính và trả lãi phát sinh đối với khoản nợ Quỹ BHXH bắt buộc nêu trên từ ngày 1/1/2016 (thời điểm xác nhận nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ theo Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 (Nghị quyết 1083) của UBTVQH).
Về vấn đề này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, thực tế trong những năm qua, cân đối NSNN khó khăn, chưa thực hiện chuyển kinh phí từ NSNN hàng năm vào Quỹ để đóng BHXH như quy định của Luật BHXH và nghị quyết của UBTVQH, làm ảnh hưởng đến Quỹ BHXH, đồng thời, không phản ánh hết các khoản NSNN còn nợ, chưa tính đủ nợ công. Vì vậy, để xử lý dứt điểm vấn đề này, UBTVQH nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu nhận nợ nhằm bảo đảm minh bạch khoản nợ, góp phần an toàn Quỹ BHXH.
Theo ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), đối với khoản quỹ Nhà nước nợ người lao động đóng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 là 22.090 tỷ đồng, lẽ ra phải trả nợ cả gốc cả lãi từ ngày 1/1/1995. Tuy nhiên, xuất phát từ Nghị quyết 1083 của UBTVQH, đã quyết định không đòi khoản nợ này, vì chúng ta đang khó khăn về ngân sách nên tính lãi từ ngày 1/1/2016 là hoàn toàn đúng với tinh thần Nghị quyết 1083.
“Vừa rồi Chính phủ báo cáo, chúng tôi thấy phương án trình của Chính phủ là hoàn toàn chính xác và đảm bảo được nguyên tắc và đúng theo quy định của nghị quyết của UBTVQH quyết định” - ông Bùi Sỹ Lợi nói.
ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), nguyên Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng, theo quy định của pháp luật, từ 1/1/1995 Quỹ BHXH hình thành độc lập với NSNN. Tất cả những người đang hưởng các chế độ lương hưu, trợ cấp từ trước ngày 1/1/1995 thì vẫn do Nhà nước chi trả. Lúc đó có khoảng 1.850.000 người và đến thời điểm này còn khoảng 1,2 triệu người. NSNN năm 2017 vẫn phải chuyển 44 nghìn tỷ đồng để hệ thống BHXH Việt Nam chi trả cho khoảng 1,2 triệu người này.
“Tôi đồng ý quan điểm phải tính lãi từ khi Nghị quyết 1083 của QH có hiệu lực, từ 1/1/2016 và Chính phủ nhận nợ chính thức theo 3 năm” - ĐB Sinh nói.
Đề nghị QH thống nhất nhận lãi từ ngày 1/1/2016
Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước “đúng là khoảng trống pháp luật” như các đại biểu phát biểu. Lý do là nghị định chậm so với hiệu lực của luật, cũng như là cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản. “Về vấn đề này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo. Chúng tôi cho rằng khi năm 2017 có Nghị định 82/2017/NĐ-CP bắt đầu cấp và thu trong 4 tháng. Chúng tôi xin đề xuất tỷ lệ phân chia quyền khai thác tài nguyên nước tương tự như quyền khai thác khoáng sản” - Bộ trưởng nói.
Về thời điểm xác nhận nợ BHXH, Bộ trưởng cho biết, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết 1083. Theo Bộ trưởng, sở dĩ, thời điểm thực hiện từ 1/1/2016 một phần vì trong giai đoạn vừa qua ngân sách có khó khăn và “nếu chúng ta vẫn bố trí cả thì vẫn được, nhưng chúng ta lại ưu tiên cho các mục tiêu khác, nhất là đầu tư, chi về an sinh xã hội”.
“Với tinh thần đó, xin Quốc hội thống nhất việc chúng ta nhận lãi từ ngày 1/1/2016 khi Nghị quyết 1083 của UBTVQH có hiệu lực, còn chúng tôi đã có cách tính, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã tham gia, chúng ta phân chia lộ trình như vậy, trong dự toán 2017 - 2018 chưa tính lãi khoản này, còn xin phát hành trái phiếu giai đoạn 2019 - 2020, nếu có điều kiện sẽ bố trí trả nợ lãi luôn. Nếu vẫn ưu tiên cho đầu tư, cho làm lương, để khoản này lại thì nhập gốc để trái phiếu hóa. Chúng tôi xin phương án mở như vậy” - người đứng đầu ngành Tài chính đề xuất./.
Minh Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bí quyết dùng điều hòa tự nhiên 24/7 tốn 0 đồng tiền điện
- ·Hàng loạt mẫu laptop giảm giá từ 1
- ·Chính sách mở cửa của Việt Nam thu hút doanh nghiệp Đức
- ·Kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- ·EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện hơn 8%
- ·Rủi ro của thị trường chứng khoán có xu hướng gia tăng
- ·Thất Tịch là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Thất Tịch
- ·Ngày 9/7: Giá sắt thép xây dựng Trung Quốc giảm về mức thấp nhất 5 năm
- ·Tháng 4/2019, bay TP. Hồ Chí Minh – Vân Đồn giá chỉ từ 299.000 VND
- ·Thư chúc mừng Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào
- ·Phú Quốc trở thành điểm đến mới của giới nhà giàu thế giới
- ·"Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" mùa 2 trở lại
- ·Ngày 3/8: Giá gas đảo chiều tăng 0,51% lên mức 1,98 USD/mmBTU
- ·Hiệp định EVFTA và cơ hội tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU
- ·The Terra – An Hưng
- ·Indonesia quyết định cấm xuất khẩu bauxite vào năm 2023
- ·Ngày 21/6: Giá dầu thô điều chỉnh nhẹ, gas đảo chiều giảm
- ·Ngày 21/6: Giá lúa giảm mạnh từ 200
- ·Ngày ‘Vía Thần Tài’: Ai là 'ngư ông đắc lợi'?
- ·Hà Nội trong tôi: áo trấn thủ