【ty lê ca cuoc bd truc tuyen】Thủ tướng: Các cấp, các ngành phải bám sát dự toán ngân sách
Sáng 10/11,ủtướngCáccấpcácngànhphảibámsátdựtoánngânsáty lê ca cuoc bd truc tuyen tại Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chính phủ sẽ quan tâm hơn đến phát triển nhà ở xã hội
Trân trọng cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn về nhiều vấn đề thời sự, được đồng bào, cử tri và dư luận quan tâm, Thủ tướng khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng của các đại biểu và cử tri cả nước, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao nhất cho năm 2020 cũng như giai đoạn 2016 - 2020 và thời gian tới.
Theo Thủ tướng, không chỉ năm 2020, mà ngay từ đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã đối đầu với những thách thức lớn chưa từng thấy như hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa, thiên tai, sạt lở đất... Nhưng chúng ta cũng đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong 5 năm trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Việt Nam được coi là 1 trong 12 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Năm 2020, Việt Nam cũng là một trong những các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất.
Cũng trong 6 năm qua, chúng ta đã tạo 28 triệu việc làm mới. Nền kinh tế được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%, tương đương 9.000 USD tính theo ngang bằng sức mua. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% xuống dưới 3%. "Chính phủ sẽ quan tâm hơn nữa đến phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp" - Thủ tướng khẳng định.
Đề xuất trồng thêm 1 tỷ cây xanh
Trong nhiệm kỳ qua, Thủ tướng đánh giá chúng ta đã tập trung xây dựng nhà nước liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn những hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian tới, tiếp tục tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư kinh doanh làm ăn... Thủ tướng ghi nhận ý kiến của các đại biểu về những bất cập trong cơ chế chính sách, xác định đây là một trong những nội dung trọng tâm cần quan tâm.
Với năm 2021, Thủ tướng nhận định mức tăng trưởng đề ra còn khiêm tốn, nhưng tình hình dịch bệnh còn phức tạp, những diễn biến trên thế giới có thể đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong bất kỳ tình huống nào, chúng ta cũng phải giữ được sự chủ động chiến lược.
Nhắc đến tình hình bão chồng bão, lũ chồng lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống hàng triệu người dân ở miền Trung, Thủ tướng cho biết Chính phủ đánh giá nghiêm túc nguyên nhân chủ quan, khách quan qua đợt bão lũ vừa qua tại miền Trung và sẽ tập trung các giải pháp khắc bất cập hạn chế đối với hồ thủy lợi, thủy điện nhỏ, đẩy mạnh trồng rừng, xử nghiêm các vụ phá rừng, trang bị thêm các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tăng cường năng lực dự báo.
"Chính phủ và tất cả chúng ta phải nỗ lực rất nhiều, bằng cả trái tim và khối óc" - Thủ tướng nêu rõ. Trong nhiều giải pháp đề ra, Thủ tướng đề xuất trồng thêm 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới.
Trong lúc khủng hoảng, phải giữ được ổn định vĩ mô
Trong các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, một trong những vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là bài toán cân đối ngân sách, khi nếu tăng trưởng năm 2021 chỉ 6% thì dự kiến tổng thu chỉ khoảng 1,34 triệu tỷ đồng, giảm 170 nghìn tỷ đồng so với năm 2020, Thủ tướng cho biết ông rất thấm thía với câu hỏi này.
Đối với năm 2021, Thủ tướng nêu rõ giải pháp trước hết là phải tăng cường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và các cấp, các ngành, các địa phương đều phải làm việc này. Thứ hai là tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề phát triển, nhất là những công trình đã báo cáo Quốc hội như khởi công sân bay Long Thành, thúc đẩy đường sắt Cát Linh - Hà Đông sau nhiều năm chậm trễ. Thứ ba là tăng cường quản lý thuế, chống chuyển giá, trốn thuế… Thứ tư, thực sự tiết kiệm chi ngân sách, giảm các cuộc họp, các chuyến công tác nước ngoài không cần thiết…
Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ tất cả các cấp các ngành phải bám sát dự toán ngân sách. Khi cần thiết, sẽ báo cáo Quốc hội nới lỏng tài khóa trên cơ sở bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. "Trong lúc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta phải giữ được kinh tế vĩ mô ổn định" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Sẽ bố trí hơn 1 tỷ USD cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trước ý kiến nhiều đại biểu đề cập đến việc phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Thủ tướng cho rằng đây là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững khu vực này thích ứng với biến đổi khí hậu và 3 lần sơ kết, đánh giá, chỉ đạo trên tinh thần thuận thiên, tái cơ cấu mạnh mẽ với các biện pháp phi công trình.
Trong thời gian qua, ĐBSCL liên tục bị xâm nhập mặn, năm 2016 thiệt hại nặng nề rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta đã chuyển thời vụ kịp thời nên năm nay chỉ thiệt hại trên 7% so với 2016. Đặc biệt, bố trí nguồn lực tăng so với giai đoạn trước, với nhiều giải pháp giải quyết vấn đề giao thông nội vùng và liên vùng. Chúng ta đã triển khai một số công trình quan trọng, quy mô lớn như Cái Lớn - Cái Bé, cống Trà Sư, khánh thành 51km Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, các công trình ngọt hóa Bến Tre, đường Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ… Thời gian tới, sẽ bố trí hơn 1 tỷ USD, tương đương 22 nghìn tỷ đồng cho khu vực này và giai đoạn tiếp theo tiếp tục đầu tư cho giao thông vận tải nội vùng và liên vùng như đường ven biển, đường TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu…
Trả lời chất vấn của đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) về gói hỗ trợ doanh nghiệp (DN) người lao động trong dịch bệnh Covid-19 hiệu quả còn thấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chúng ta đã chủ động hỗ trợ đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN như giãn, giảm ,miễn thuế, phí nhưng việc hỗ trợ trực tiếp cho DN, người lao động chưa tốt. Thời gian tới, Chính phủ sẽ điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cho DN, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Đối với câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), đại biểu Lê Thanh Vân (tỉnh Cà Mau) về chọn được những người có đạo đức, có tài, có tầm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm, trong đó xác định tiêu chí, điều kiện cụ thể về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn của từng vị trí làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, đánh giá, sử dụng cán bộ, công chức.
"Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để quy định chi tiết chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng. Người có tài nhất phải được sử dụng, đề bạt" - Thủ tướng khẳng định.
Hoàng Yến
(责任编辑:La liga)
- ·Năng suất lao động của Việt Nam tăng đều, cao hơn các nước ASEAN
- ·Ủy ban Olympic Việt Nam có Chủ tịch mới
- ·Trung ương Đoàn tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2012
- ·Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
- ·Kinh hoàng máy bay bị nổ động cơ khi đang bay, một nữ hành khách bị hút ra ngoài
- ·Bị phạt đến 30 triệu đồng nếu vi phạm quy định về thành lập doanh nghiệp
- ·Ngành thuế đối thoại với 270 doanh nghiệp ở 4 huyện, thị
- ·Chuẩn bị nội dung quan trọng cho nhiệm kỳ mới
- ·Thông báo khẩn: Nhận diện 19 chuyến bay có nguy cơ lây lan Covid
- ·ĐBSCL: Giá lúa tăng trở lại
- ·Lễ ra mắt Câu lạc bộ nghề Luật – Học viện Phụ nữ Việt Nam
- ·Trao học bổng cho 20 thủ khoa các trường đại học
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận quy trình lấy phiếu tín nhiệm
- ·Ổn định đời sống là mong mỏi lớn của cử tri
- ·Luật sư: Đối tượng hành hung 2 phóng viên phải bị xử lý nghiêm minh
- ·6 tháng, Việt Nam XK 429.000 tấn, NK 196.000 tấn cao su thiên nhiên
- ·Thu 20 triệu đồng/tháng từ 1,5 sào rau sạch
- ·Bình Long triển khai chương trình gia công hợp tác nuôi gà
- ·Tăng cường nghiên cứu KHCN thúc đẩy phát triển năng lượng sạch
- ·Giãn thời gian thu học phí với học sinh, sinh viên thuộc diện vay vốn