【kèo bóng đá thế giới hôm nay】Iraq lún sâu vào khủng hoảng
Ngay sau khi Tổng thống Iraq đưa ra quyết định trên,únsâuvàokhủnghoảkèo bóng đá thế giới hôm nay Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng việc bổ nhiệm ông Ibadi là "một bước tiến hứa hẹn" và thúc giục "các nhà lãnh đạo chính trị của Iraq cho thông qua tiến trình chính trị này một cách hòa bình". Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng hoan nghênh việc thành lập một Chính phủ mới "được toàn thể xã hội Iraq chấp nhận". Không chỉ Mỹ mà ngay cả lãnh đạo các nước, trong đó có đồng minh lớn nhất của Iraq là Iran, cũng hoan nghênh việc chỉ định người kế nhiệm Thủ tướng Maliki. Tehran cho rằng việc thành lập một Chính phủ thống nhất là điều hết sức quan trọng đối với Iraq nhằm chống lại sự hiện diện của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Quốc vương Saudi Arabia Abdullah cũng đã gửi lời chúc mừng tới Thủ tướng vừa được bổ nhiệm al-Ibadi.
Rõ ràng ngoài sự ủng hộ của những thành viên trong đảng Hồi giáo Dawa và các tướng lĩnh trung thành, ông Maliki thực sự không còn nhiều ảnh hưởng ngay trong nội bộ khối đảng của người Hồi giáo dòng Shi'ite của ông cũng như với nước ngoài. Ngày càng nhiều chỉ trích cho rằng ông Maliki đã "góp phần" gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Iraq khi thao túng quyền lực và theo đuổi một chương trình nghị sự phân biệt sắc tộc, xa lánh những cộng đồng thiểu số người Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd ở Iraq.
Tất nhiên, ông Maliki - người đã cầm quyền suốt 8 năm qua - đã phản đối việc bổ nhiệm ông Ibadi làm Thủ tướng. Ông Maliki cáo buộc Tổng thống Masum ngăn chặn ông trở thành Thủ tướng và thực hiện "một cuộc đảo chính chống lại hiến pháp và tiến trình chính trị lựa chọn thủ tướng" và rằng việc bổ nhiệm ông Ibadi "đi ngược lại các thủ tục theo hiến pháp". Ngoài ra, ông còn cáo buộc Washington đang ủng hộ các lực lượng chính trị "vi phạm hiến pháp".
Dư luận cho rằng với các động thái trên, một tiến trình chuyển giao hòa bình khó có thể xảy ra, đặc biệt khi ông Maliki đã thay thế nhiều sỹ quan cấp cao người Sunni bằng những sỹ quan người Shi'ite ít kinh nghiệm hơn song trung thành hơn. Ông Maliki cũng đã yêu cầu lực lượng vũ trang không can thiệp vào tiến trình chính trị. Chính quyền Iraq cũng đã ban bố các lệnh tăng cường an ninh tại Bagdad và nhiều khu vực khác, làm dấy lên quan ngại rằng các lực lượng an ninh có thể sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm sau khi Tổng thống Masum chỉ định ông al-Ibadi kế nhiệm ông Maliki. Không chỉ vậy, Thủ tướng Maliki còn khiến nhiều người không khỏi lo ngại khi cảnh báo nhiều tay súng dòng Sunni hoặc các nhóm dân quân người Shi'ite có thể mặc quân phục và tìm cách kích động bạo lực, hay kiểm soát các tuyến đường viện cớ ủng hộ ông. Ông nhấn mạnh các hành động này là "không thể chấp nhận được bởi những người này (mặc quân phục và sử dụng xe quân sự) có thể lợi dụng tình hình và tìm cách gây bất ổn".
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị Hamza Abbas cho rằng nếu ông Maliki thắng kiện tại tòa án liên bang và hủy bỏ được lệnh bổ nhiệm ông Ibadi để tiếp tục làm Thủ tướng Iraq thêm một nhiệm kỳ thứ 3 thì ông cũng sẽ không thể thành lập nội các mới chỉ trong vòng một tháng. Điều này chắc chắn sẽ cản trở nghiêm trọng hơn nữa tiến trình chính trị vốn đang hết sức bế tắc của Iraq.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lực lượng vũ trang Iraq và các đồng minh chính trị của ông Maliki chắc chắn không muốn đối đầu quân sự và thực tế họ sẽ chỉ tìm cách bảo vệ địa vị của mình. Hoshyar Zebari - một chính trị gia người Kurd, từng là cựu Ngoại trưởng Iraq, cho biết các tướng lĩnh quân đội tại Baghdad và các lực lượng dân quân có vũ trang của người Hồi giáo dòng Shi'ite "đã cam kết với Tổng thống và Thủ tướng vừa được bổ nhiệm rằng họ sẽ không can thiệp, sẽ tôn trọng Hiến pháp và ủng hộ các thể chế dân chủ". Song điều này hoàn toàn không có gì chắc chắn.
Nói như ông Ramzy Mardini, một chuyên gia về Iraq thuộc Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington: "Iraq có thể trở thành 'câu chuyện' của hai Thủ tướng mà mỗi người đều tuyên bố rằng hiến pháp ủng hộ họ. Và 'câu chuyện' này sẽ kết thúc hoặc bằng một phán quyết pháp lý, hoặc bằng xung đột". Cách tốt nhất hiện nay để giúp Iraq không lún sâu thêm vào khủng hoảng là ông Maliki cần rút lui trong hòa bình. Đây cũng là cách giúp ông có thể giữ lại được hình ảnh của mình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt cả…3 bên
- ·Tạm giữ thanh niên 18 tuổi gây án 7 lần trong 10 ngày
- ·Khởi tố đối tượng 'mua bán người' đội lốt môi giới lao động
- ·Mua tiền giả trên mạng rồi đưa ra tiêu thụ, cặp nam nữ bị bắt
- ·Giáo viên vùng cao, phụ cấp tính thế nào?
- ·2 giám đốc ở Quảng Nam bị khởi tố
- ·Thêm 6 tỷ đồng hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp
- ·Đốt ô tô của chủ cơ sở đá hoa cương vì món nợ 5 triệu đồng chưa trả
- ·Nỗi đau thầm lặng người mẹ nuôi con ung thư
- ·Khách du lịch đến các địa phương tăng mạnh trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9
- ·Nông nghiệp 4.0 nói ít hơn, làm nhiều hơn
- ·Công nhân lò gạch từ chối nhậu bị đâm thủng phổi dẫn đến tử vong
- ·7 cá nhân bị phạt hơn 50 triệu đồng vì chia sẻ vị trí tuần tra của CSGT
- ·Saigon Co.op: Hỗ trợ nông dân tiêu thụ khoảng 800 tấn trái vải tươi
- ·Vi phạm lỗi giao thông đi lên vỉa hè phạt nóng 400.000 đồng
- ·Bắt Chủ tịch HĐQT công ty tài chính lừa gửi tiền, chiếm đoạt hơn 200 tỷ
- ·Mua tiền giả trên mạng rồi đưa ra tiêu thụ, cặp nam nữ bị bắt
- ·Nghi án một phụ nữ tẩm xăng đốt người tình rồi tự vẫn ở Đà Lạt
- ·Về ăn Tết mà chẳng có Tết
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Sẽ xét xử vắng mặt nếu các bị can bỏ trốn không ra đầu thú