【kết quả trận dusseldorf】Việt Nam đang ở vị thế khá thuận lợi để nắm bắt các cơ hội thương mại và đầu tư
Các doanh nghiệp hiện đang chú trọng vào tăng trưởng khi 77% trong tổng số 6.000 doanh nghiệp được khảo sát trên toàn cầu lạc quan về triển vọng kinh doanh quốc tế của mình và kỳ vọng khối lượng thương mại sẽ tăng trong vòng 12 năm tới. Tại Việt Nam,ệtNamđangởvịthếkháthuậnlợiđểnắmbắtcáccơhộithươngmạivàđầutưkết quả trận dusseldorf con số này lên tới 90%, cao hơn đáng kể so với trung bình trên thế giới.
Lý do đằng sau sự tự tin này đến từ việc các doanh nghiệp tin vào nhu cầu từ người tiêu dùng đối với hàng hóa của họ ngày càng tăng (33%), điều kiện kinh tế thuận lợi (31%) và khả năng tận dụng công nghệ tốt hơn (22%) là ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cho rằng nhu cầu của người tiêu dùng tăng (40%) và điều kiện kinh tế thuận lợi (42%) là hai yếu tố chính giúp tăng trưởng trong khi yếu tố thứ ba là việc giảm chi phí vận chuyển, hậu cần và kho bãi.
Việt Nam không nằm trong 10 thị trường có tỷ lệ cao doanh nghiệp cho rằng việc ứng dụng công nghệ sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh doanh.
Báo cáo của HSBC cũng cho hay, châu Á- Thái Bình Dương được dự báo là khu vực có tăng trưởng mạnh nhất trên toàn thế giới trong vòng ba đến năm năm tới và châu Âu là khu vực quan trọng thứ hai.
Liên quan đến kế hoạch tăng trưởng trong tương lai, 62% các doanh nghiệp kỳ vọng nhu cầu cho tài trợ thương mại tăng. Trong khi đó, tại Việt Nam tỷ lệ này là 88% và 86% kỳ vọng khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ tăng theo.
Các doanh nghiệp cho rằng ba thách thức chính để đạt được nhu cầu về tài trợ vốn là chi phí giao dịch cao (52% doanh nghiệp Việt Nam đồng ý), bất ổn tỷ giá (44% doanh nghiệp Việt Nam đồng ý nhận định này) và môi trường chính trị. Nhờ vào sự ổn định chính trị, Việt Nam không nằm trong 10 thị trường có tỷ lệ cao doanh nghiệp cho rằng môi trường chính trị là thách thức lớn.
Để vượt qua thử thách này, phần lớn các doanh nghiệp đang tìm kiếm các đối tác thương mại trong khu vực để phát triển các cơ hội kinh doanh, với 74% các hoạt động giao thương tại châu Âu và châu Á Thái Bình Dương sẽ được thực hiện trong nội vùng. Xu hướng này sẽ được tiếp tục khi các hoạt động giao thương trong khu vực được ưu tiên trong các kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp trong ba đến năm năm tới. Việt Nam sẽ tập trung vào các đối tác thương mại chính tại châu Á và Mỹ là đối tác lớn ngoài châu Á.
Về tác động của các chính sách thương mại, các doanh nghiệp tại Việt Nam xem ASEAN 2025 (74%) và CPTPP (63%) là hai chính sách thương mại hàng đầu có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của họ. Đối với hiệp định CPTPP vừa ký gần đầy, 50% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng có sự liên quan đáng kể đến doanh nghiệp của mình.
Ông Noel Quinn, Tổng Giám đốc phụ trách Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp Toàn cầu, Tập đoàn HSBC, nhận định, các doanh nghiệp hiện đang khá linh hoạt trong việc ứng phó với các chính sách thương mại đang thay đổi liên tục thông qua việc thích ứng các kế hoạch kinh doanh, và các mối quan hệ thương mại để tham gia vào sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng. Các chiến lược các doanh nghiệp thực hiện bao gồm tăng cường thương mại trong khu vực, thành lập liên doanh hoặc các công ty con tại các thị trường, và tận dụng các xu hướng nhu cầu tiêu dùng và các công nghệ kỹ thuật số.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cũng đánh giá, Việt Nam phát triển ổn định qua các thời kỳ khó khăn và tiếp tục duy trì là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp tại Việt Nam tin rằng môi trường kinh tế thuận lợi và nhu cầu về sản phẩm tăng là những yếu tố chính giúp tăng trưởng giao thương với các thị trường. Nhân công chi phí thấp, môi trường kinh doanh cải thiện và việc áp dụng các thỏa thuận thương mại như EVFTA và CPTPP được xem là những điểm mạnh tiếp tục khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Với tất cả những thuận lợi này, ông Hải khẳng định, Việt Nam đang ở vị thế khá thuận lợi để nắm bắt các cơ hội đến từ tăng trưởng về thương mại và đầu tư. Ngoài việc hỗ trợ các chính sách ủng hộ thương mại của chính phủ như RCEP và tầm nhìn ASEAN 2025 cũng như hiểu rõ ý nghĩa của các hiệp định thương mại như CPTPP, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược để nâng cao giá trị trong chuỗi cung ứng, áp dụng các công nghệ kỹ thuật số, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước và dần giảm sự phụ thuộc vào thế mạnh nhân công chi phí thấp để có thể nắm bắt được các lợi ích đến từ xu hướng này một cách bền vững nhất.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·57 người được giới thiệu ứng cử vào HĐND huyện Bù Đốp khóa V
- ·Bình Phước kỷ niệm trọng thể 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- ·Huyện Hồng Dân: Trao Huy hiệu Đảng cho 14 đảng viên
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·6.434 thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- ·Cử tri Tân Ân lo lắng tình trạng sạt lở đất
- ·Ða dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Năm 2021, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy làm khối trưởng Khối thi đua số 1
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Tuần tra, kiểm soát liên tuyến trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn TP Cần Thơ
- ·Điều chỉnh cục bộ Khu tái định cư Khu Kinh tế Năm Căn
- ·Lấy ý kiến nhân dân với tập thể Sở Kế hoạch
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Nhiều địa phương tổ chức hội thi nấu ăn kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
- ·TX. Giá Rai: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ
- ·Tăng cường công tác quản lý nhà nước về sử dụng vỉa hè, lòng đường
- ·Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Chống “giặc nội xâm”