【tỉ số mỹ】Đàm phán TPP thành công: Cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam
Với việc cắt giảm hàng rào thương mại và đặt ra tiêu chuẩn chung cho 12 thành viên,ĐàmphánTPPthànhcôngCơhộilớnchokinhtếViệtỉ số mỹ thỏa thuận lịch sử này được cho là sẽ định hình lại các ngành công nghiệp và tác động đến mọi thứ, từ giá bơ sữa đến chi phí điều trị ung thư.
Các bộ trưởng tuyên bố, sau hơn 5 năm đàm phán sâu rộng, “chúng tôi đã đạt được thỏa thuận nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tăng cường phát triển hòa nhập và khuyến khích sáng tạo trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quan trọng hơn, thỏa thuận này đạt được mục tiêu mà chúng tôi đã đề ra về một hiệp định tham vọng, toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, có lợi cho người dân các nước chúng ta”.
Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Hội nghị bộ trưởng thương mại các nước TPP lần này tập trung vào giải quyết các vấn đề còn tồn đọng lớn nhất sau Hội nghị Bộ trưởng TPP hồi tháng 7 ở Hawaii (Mỹ). Đó là bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm sinh học, tiếp cận thị trường ôtô và sữa. Vòng đàm phán cuối cùng tại thành phố Atlanta (Mỹ) bắt đầu từ thứ Tư tuần trước, tưởng chừng bế tắc trước tranh cãi những loại thuốc công nghệ sinh học thế hệ mới nên được bảo hộ sáng chế trong bao lâu. Ngày 5/10, nút thắt được gỡ khi Mỹ và Úc đạt được đồng thuận ở mức 5 năm.
Hôm qua, Mỹ, Mexico, Canada và Nhật Bản đồng ý với những nguyên tắc liên quan ngành công nghiệp ôtô để xác định số lượng xe sẽ được sản xuất trong khu vực TPP để được nhận quy chế miễn thuế quan. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ giữa Canada, Mỹ và Mexico quy định các loại xe phải sử dụng 62,5% linh kiện nội địa.
TPP cho phép các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản được tự do mua linh kiện từ châu Á để sản xuất xe bán tại Mỹ, nhưng đặt thời hạn áp thuế dài hơn tại Mỹ cho xe hơi và xe tải Nhật. TPP cũng đề ra hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài tách biệt với các tòa án quốc gia, CNN đưa tin.
TPP sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa chiến lược phát triển công nghiệp ô tô.
Các lợi ích TPP đem lại cho Việt Nam
Theo Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế - Trung tâm WTO và Hội nhập, lợi ích ở thị trường các nước đối tác TPP mà Việt Nam có thể tận dụng từ TPP thể hiện ở 2 hình thức chủ yếu: lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa) và lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư).
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (như dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi mà ví dụ đối với Mỹ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã và đang được hưởng mức thuế suất gần bằng 0.
Về lý thuyết, với TPP, Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ít rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy, trên thực tế, dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tương lai, tình hình này có thể thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông…).
Ngoài ra, với TPP, Việt Nam cũng có các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa, như các lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP; từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Mỹ và các nước đối tác TPP; từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng đòi hỏi chung của TPP; từ việc mở cửa thị trường mua sắm công; từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường… Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức liên quan sức ép cạnh tranh, mở cửa thị trường hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, môi trường lao động...
12 thành viên Ban đầu, TPP được Singapore, Brunei, New Zealand và Chile ký ngày 3/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Hiện nay, 12 nước tham gia TPP gồm 4 thành viên sáng lập kể trên, cộng thêm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Peru. Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, TPP sẽ là thành tựu mang tính di sản của Tổng thống Barack Obama. Để TPP có hiệu lực, quốc hội những quốc gia thành viên khác cũng phải thông qua. |
TPP có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quan hệ Việt - Mỹ Ngày 5/10, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội phát đi thông báo nói rằng, AmCham coi TPP có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quan hệ Việt-Mỹ nói chung, quan hệ kinh tế song phương nói riêng. Theo AmCham, với dân số gần 800 triệu và tổng GDP chiếm hơn 40% của thế giới, 12 nước TPP có thể gặt hái những lợi ích to lớn từ thương mại gia tăng, quan hệ kinh tế gần gũi hơn trong nhóm nước TPP. Ông Adam R. Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham tại Hà Nội, trao đổi với PV Tiền Phong rằng, Việt Nam sẽ được lợi nhiều nhất trong số các nước TPP. “Sau khi gia nhập hiệp định này, tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam sẽ nhanh hơn các nước đối tác”, ông Sitkoff nhận định. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới một cách dễ dàng hơn. Theo ông Sitkoff, các công ty tư nhân Việt Nam lâu nay than phiền về việc khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước có nhiều đặc quyền. “TPP sẽ tìm cách chấm dứt việc trợ cấp, các quy định mang tính phân biệt đối xử, vay vốn ưu đãi, quyền tiếp cận đặc biệt đối với mua sắm công và bảo hộ mậu dịch mà các doanh nghiệp nhà nước được hưởng lâu nay, buộc họ phải cạnh tranh về thương mại một cách bình đẳng”, ông nhận định. Giám đốc điều hành AmCham tại Hà Nội đề xuất, Việt Nam nên liên tục tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình và tránh phụ thuộc vào một thị trường cụ thể nào đó, kể cả thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. “Trung Quốc có thể gia nhập TPP trong tương lai. Một số nước khác cũng có thể làm như vậy. Việt Nam và Trung Quốc đều là những tay chơi quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Với TPP, điều đó sẽ không thay đổi”, ông Sitkoff nhận định. |
Theo Tiền phong
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình
- ·Xanh theo cách của bạn
- ·Doanh nghiệp gom rác, chăm cây tại TPHCM sở hữu loạt bất động sản nghìn tỷ
- ·Quảng Ninh, 7 tháng thu NSNN được 21.048 tỷ đồng
- ·Vụ sập giàn giáo: Chuyên gia Việt đủ năng lực để tìm ra nguyên nhân
- ·Học viện Tài chính tiếp nhận hồ sơ xét tuyển thẳng
- ·Bộ Tài chính hối thúc triển khai NSW tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ·Bộ Tài chính hối thúc triển khai NSW tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 27/7/2015: TPHCM sẽ thay thế xe buýt bằng xe điện
- ·Hà Nội không cắt điện khi nhiệt độ ngoài trời lớn hơn 36 độ
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 31/5/2015
- ·Cải cách thuế để tăng trưởng và duy trì ngân sách bền vững
- ·Cơ chế một cửa trong lĩnh vực y tế: Doanh nghiệp mong muốn được tạo thuận lợi hơn
- ·Bắc Giang: Đẩy mạnh tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công
- ·Xem bắn pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng không sợ bị 'chặt chém'
- ·Khai mạc Triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh – Khát vọng vươn cao”
- ·Amy Academy vào top 10 Thương hiệu hàng đầu châu Á 2024
- ·Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 11/2024
- ·Bình Phước: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 11 trong cả nước
- ·Đà Nẵng: Hoàn thành cổ phần hóa 4 doanh nghiệp nhà nước