【al jabalain】Bộ Tài chính đề xuất sửa mức phí môi trường một số loại khoáng sản
Mức phí phải hạn chế khai thác khoáng sản
Hiện nay,ộTàichínhđềxuấtsửamứcphímôitrườngmộtsốloạikhoángsảal jabalain thực hiện thu phí BVMT đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP. Qua thời gian thực hiện đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; đồng thời tăng cường quản lý khai thác khoáng sản, hạn chế tác động xấu đến môi trường.
Số thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản hàng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho BVMT tại nơi khai thác. Số thu phí năm 2017 là 3.029 tỷ đồng; năm 2018 là 3.448 tỷ đồng; năm 2019 là 3.737 tỷ đồng; năm 2020 là 3.576 tỷ đồng.
Bộ Tài chính đề xuất sửa mức phí môi trường một số loại khoáng sản. Ảnh: TL. |
Dù đạt được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách được ban hành từ năm 2016 đến nay cần sửa đổi quy định này để triển khai chủ trương mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản.
Theo đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong số các giải pháp phát triển khoáng sản và công nghiệp khai khoáng, nghị quyết có đề cập đến giải pháp: Hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường quản lý khai thác khoáng sản. Trong đó, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát, sỏi lòng sông. Tại Chỉ thị số 38/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát tổng thể chính sách tài chính về khoáng sản (bao gồm chính sách phí) đề xuất điều chỉnh chính sách tài chính phù hợp với thực tế, thúc đẩy phát triển, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát, sỏi lòng sông.
Do đó, cần thể chế chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chính sách phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, đến thời điểm này, Nghị định số 164/2016/NĐ-CP đã phát sinh những vướng mắc trong quá trình thực hiện; cũng như phải sửa đổi để bảo đảm thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế và Luật BVMT.
Ngăn tác động xấu đến môi trường
Theo Bộ Tài chính, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP phải đảm bảo mục tiêu, như: khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản; bảo đảm thống nhất, tạo thuận lợi trong việc thực hiện phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, đồng thời, từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, tại dự thảo nghị định mới, mức phí BVMT phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra. Đồng thời, bảo đảm việc khai thác khoáng sản được tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Cùng với đó, việc quản lý, sử dụng phí BVMT phải đúng quy định, hiệu quả thiết thực.
Đối với một số nội dung cụ thể, tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP quy định khung mức phí đối với sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường từ 1.500 - 6.000 đồng/m3.
Hiện phí BVMT đối với khai thác sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế. Mức phí tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP kế thừa từ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP. Từ năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 40%, lương cơ bản tăng khoảng 80%. Từ năm 2016 đến nay, giá tối đa tính thuế tài nguyên đối với cát đen tăng 100%, thì mức phí nêu trên đến nay không còn phù hợp.
Trong khi đó, tại Nghị quyết số 02-NQ/TW của Trung ương đã nêu rõ, cần hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả.
Ngoài ra, việc khai thác cát, sỏi ở lòng sông, cửa sông, ven biển chưa quản lý chặt chẽ, gây bức xúc trong dư luận xã hội, do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát tổng thể chính sách tài chính về khoáng sản (gồm chính sách phí) đề xuất điều chỉnh chính sách tài chính phù hợp với thực tế, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế cát, sỏi lòng sông.
Do đó, tại dự thảo nghị định, để hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; bảo đảm cho địa phương linh hoạt trong điều chỉnh mức thu phí, hạn chế ảnh hưởng đến giá vật liệu xây dựng trong bối cảnh dịch Covid-19, ảnh hưởng đến thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng; Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh tăng khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng, tăng 150% mức phí tối thiểu và mức phí tối đa tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·iPhone 9 bị hủy ra mắt vì dịch Covid
- ·8 giờ ngày 17
- ·Đoàn viên, hội viên quan tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo
- ·Giá vàng sáng 20
- ·Chủ tịch Quốc hội: Ép uống rượu bia là thứ 'văn hóa… khác lạ'!
- ·Tên đường, công trình công cộng cần gắn liền với truyền thống lịch sử
- ·Phát động chương trình, sáng kiến vì thành phố xanh
- ·Phát hiện tàu Thái Lan buôn lậu dầu DO trên vùng biển Tây Nam
- ·Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- ·“Kình ngư” Nhật Bản phá kỷ lục thế giới
- ·Giá vàng thế giới tiếp tục tăng, vượt mốc hơn 50 triệu đồng/lượng
- ·Điểm báo Cà Mau số 2765, phát hành thứ hai, ngày 6/4/2015
- ·Đội tuyển nữ Việt Nam giành chiến thắng 14
- ·Chủ động rèn luyện kỹ năng, ngoại ngữ để hội nhập
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022
- ·ĐTVN thăng tiến mạnh mẽ trên bảng xếp hạng FIFA
- ·Phát động chương trình, sáng kiến vì thành phố xanh
- ·Chờ cơn mưa vàng từ điền kinh, bơi lội và thể dục
- ·Bộ Khoa học và Công nghệ bắt tay Tập đoàn Xinova thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo
- ·Thương mại là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam