【lịch bóng đá ngoai hang anh】Việt Nam đặt mục tiêu đạt chuẩn quốc tế về chất lượng an toàn thực phẩm vào năm 2030
Hàng hóa sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Ảnh: tapchicongthuong.vn
Với quyết tâm đạt được mục tiêu này,ệtNamđặtmụctiêuđạtchuẩnquốctếvềchấtlượngantoànthựcphẩmvàonălịch bóng đá ngoai hang anh Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 534/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cam kết SPS trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do”.
Theo đó, Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary) là một thỏa thuận giữa các thành viên của WTO, bao gồm 14 điều và 3 phụ lục, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật thông qua các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch. Hiệp định này là cơ sở để kiểm soát rủi ro từ các bệnh tật, dịch bệnh hoặc các tác hại khác từ thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp.
Văn phòng SPS Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo yêu cầu của Hiệp định SPS. Đây là kênh thông tin chính thức giữa Việt Nam và các thành viên WTO về các vấn đề liên quan đến SPS, đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong quá trình thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật.
Mục tiêu của đề án là đến năm 2025, tỷ lệ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hài hòa tiêu chuẩn quốc tế đạt 70%; có 100% số cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hằng năm về chuyên môn nghiệp vụ; 80% các mặt hàng và thị trường trọng điểm tương ứng được xây dựng cẩm nang hướng dẫn tuân thủ các biện pháp SPS; 100% các địa phương kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường; hoàn thành Cổng thông tin quốc gia về SPS...
Đến năm 2030, tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%.
Hiện nay, các thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam đều có xu thế gia tăng các biện pháp SPS như thay đổi mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL), dư lượng kháng sinh, vật liệu tiếp xúc thực phẩm, ô nhiễm vi sinh vật…
Đơn cử như việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, khi xuất khẩu sang Trung Quốc, quả sầu riêng tươi của Việt Nam phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại phía bạn quan tâm, đặc biệt là ruồi đục quả và các loài rệp sáp (6 loài).
Trái sầu riêng cũng được thu hái đúng độ chín, đảm bảo chất lượng. Thực hiện đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, các vùng trồng và cơ sở đóng gói phải được giám sát theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật được đào tạo để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói.
"Doanh nghiệp, người dân và các cơ quan cần đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư, trong đó tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm và các đối tượng kiểm dịch, tuân thủ yêu cầu quản lý mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói và các yêu cầu về nhật ký, hồ sơ sản xuất cũng như các chương trình giám sát an toàn thực phẩm trước khi thu hoạch", ông Nam nói.
Còn theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhu cầu tiêu dùng sầu riêng chế biến tại Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng do giá sầu riêng tươi cao và khó tiếp cận đối với nhiều người tiêu dùng. Việc phát triển các sản phẩm chế biến từ sầu riêng là một chiến lược quan trọng để tăng thị phần tại thị trường này.
Do đó, đề án nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định SPS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật cho tất cả các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm; là cơ sở để xây dựng dữ liệu, khai thác và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS theo nhóm mặt hàng và theo từng thị trường.
Từ đó nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới đa dạng thị trường tiêu thụ và gia tăng kim ngạch.
Để triển khai thực hiện hiệu quả đề án, cần phối hợp nhiều giải pháp như: Nâng cao nhận thức cho các đơn vị, đối tượng liên quan; kiện toàn tổ chức hệ thống SPS của Việt Nam; có cơ chế, chính sách, nguồn lực cho đào tạo, kiểm nghiệm, xét nghiệm và các công tác khác liên quan tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động SPS; mở rộng hợp tác quốc tế trong việc xây dựng cơ chế công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp liên quan SPS.
Đặc biệt là cần đẩy mạnh phối hợp, liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước để thực thi đầy đủ các nghĩa vụ minh bạch hóa về các biện pháp SPS cũng như tăng cường các cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp SPS.
Về lâu dài, xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch để khuyến khích việc sử dụng sản phẩm hữu cơ, sạch, an toàn; trồng, sử dụng và bảo tồn các nòi, giống thuần chủng, bản địa và phương pháp nuôi trồng hữu cơ nhằm bảo vệ sự cân bằng, an toàn sinh thái; kiểm soát việc sử dụng các nguồn giống, sản phẩm biến đổi gien, các chất có hại cho sức khỏe con người, sức khỏe động, thực vật, hệ sinh thái và môi trường để hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Duy Trinh(t/h)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Loạt ô tô Trung Quốc cũ bán giá “rẻ như cho’ từ 50 triệu đồng/chiếc tại VN
- ·Chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
- ·Bài 4: Phát huy tinh thần chiến thắng, vun đắp quan hệ Việt Nam
- ·Tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ nhân 27/7
- ·U17 Thanh Hoá lần đầu vô địch giải U17 Quốc Gia: ‘Phần thưởng không từ trên trời rơi xuống’
- ·Trường Chính trị tỉnh Cà Mau 70 năm một chặng đường vẻ vang
- ·Xây dựng nông thôn mới phải chuyển từ “lượng” sang “chất”
- ·Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tiến hành quy trình bầu nhân sự mới
- ·Dự án Happy One: Sàn môi giới 'bán nhà không móng', uy tín chủ đầu tư Vạn Xuân Group ở đâu?
- ·Kiên Giang tập trung khai thác thế mạnh kinh tế biển, du lịch và công nghiệp
- ·Cửa gỗ bạc tỷ gây chú ý tại triển lãm Vietbuild 2017
- ·Tuyên truyền đầy đủ góp phần giúp Luật An ninh mạng được thực thi hiệu quả
- ·Thêm 3 đối tượng ra đầu thú
- ·Triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua
- ·Lý do Ford Explorer phải dè chừng đối thủ Kia Telluride
- ·Vượt đêm tối cứu 52 thuyền viên gặp nạn trên biển gần Hoàng Sa
- ·Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo
- ·Kỳ họp thứ 18 Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam
- ·Xu hướng bánh trung thu 2019: 'Sang' thôi chưa đủ, còn phải 'Sạch' và 'Xanh'
- ·Tăng mức cho vay hộ nông dân khi không có tài sản bảo đảm