【kq atlas】Xây dựng quản lý mã số vùng trồng
(CMO) Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. Vùng trồng có thể gồm một hay nhiều điểm sản xuất, bảo đảm nguyên tắc sản xuất tập trung, sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất, một quy trình quản lý sinh vật gây hại, có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng.
Xây dựng mã số vùng trồng, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập cạnh tranh, phát triển. |
Theo kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)), mã số vùng trồng không chỉ là tấm giấy thông hành xác nhận nông sản đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, giúp nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới, mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định, giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành. Một số quốc gia yêu cầu nông sản của phía Việt Nam phải có mã số vùng trồng mới được phép xuất khẩu sang các nước này, như: Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… Các nước nhập khẩu có thể sang Việt Nam để kiểm tra đột xuất bất kỳ lúc nào đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, về tình hình sản xuất, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm.
Từ tầm quan trọng trên, ngày 28/3/2022, Bộ NN&PTNT có Chỉ thị số 1838/CTBNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ nông sản xuất khẩu. Theo đó, Bộ giao các tỉnh xây dựng, bổ sung các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các vùng trồng và cơ sở đóng gói theo quy mô sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; bố trí nguồn lực (nhân lực và tài chính) thực hiện công tác thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói. Trong đó, tập trung cho công tác tập huấn, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân liên quan; thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng các biện pháp quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp; duy trì chất lượng của vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số. Tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác theo hướng sử dụng vật tư đầu vào tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, ghi chép và hoàn thiện các hồ sơ liên quan trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói.
Chủ động trong định hướng phát triển nông nghiệp cạnh tranh, cuối năm 2022, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch về “Thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn năm 2023-2025”, tại Quyết định số 2936/QÐ-UBND. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, trên cây lúa cấp 120-130 mã số vùng trồng và 1-2 cơ sở đóng gói; tiếp đó là với đối tượng rau màu, cây ăn trái, cây dược liệu; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn tuyên truyền, triển khai kế hoạch thiết lập, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho các huyện, thành phố…
Bên cạnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, Cà Mau ưu tiên cho nền nông nghiệp sạch, chất lượng, theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. (Trong ảnh: Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc gia mang thương hiệu HTX Lý Văn Lâm, TP Cà Mau). |
Kỹ sư Nguyễn Trần Thức cho biết, đến nay cơ bản đã chuẩn bị xong mọi điều kiện, Sở NN&PTNT sẽ tích cực tổ chức triển khai thực hiện ngay trong quý I năm 2023, tập trung ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân chủ động đăng ký và các xã đăng ký xây dựng NTM nâng cao; hướng dẫn thiết lập, nộp hồ sơ và kiểm tra đánh giá ngay trong quý II đối với các loại cây trồng khác ngoài lúa; đối với cây lúa, thực hiện ngay sau khi tổ chức sản xuất các vụ lúa.
Ðược biết, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2022 của tỉnh là 110.975 ha, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh có 26 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo (11 công ty, 18 HTX/THT) với diện tích 6.687 ha, trong đó lúa hữu cơ 802 ha (tiêu chuẩn Việt Nam 306,5 ha và quốc tế (NOP, EU và JAS) 495,5 ha); lúa an toàn và VietGAP 5.885 ha; sản lượng tiêu thụ khoảng 29.025 tấn, bằng 5,3% sản lượng toàn tỉnh.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, ngày càng có nhiều HTX đầu tư chuỗi liên kết khép kín từ khâu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, bao tiêu thu mua lúa, sơ chế, xây dựng nhãn hiệu lúa gạo riêng, như: HTX Minh Tâm với nhãn hiêu “Gạo Toàn Tâm”, HTX Phương Quang với nhãn hiêu“Gạo Phương Quang”, HTX lúa tôm Trí Lực với nhãn hiêu “Gạo Hoàng Yến”, HTX Ðoàn Phát với nhãn hiệu “Gạo Từ Tâm”, Doanh nghiệp Tiến Phát với nhãn hiệu “Gạo Một bụi đỏ Vĩnh Trường”... Ðây là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong thời gian tới, đưa nông sản Cà Mau gia tăng giá trị sản phẩm, cạnh tranh thị trường…, giúp đời sống nông dân ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn thêm đổi mới./.
Trần Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đề xuất cấm khai thác có thời hạn tại 5 khu vực biển ven bờ Quảng Ngãi
- ·Soi kèo góc Girona vs Feyenoord, 23h45 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Lithuania vs Kosovo, 20h00 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Brighton vs Tottenham, 22h30 ngày 6/10
- ·Công ty TNHH QUANON nâng cao giá trị thương hiệu nhờ các Tiêu chuẩn Quốc tế
- ·Soi kèo góc Auxerre vs Brest, 0h00 ngày 28/9
- ·Soi kèo góc Phần Lan vs Anh, 23h00 ngày 13/10
- ·Soi kèo góc Slovakia vs Thụy Điển, 01h45 ngày 12/10
- ·IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024
- ·Soi kèo góc Chelsea vs Gent, 2h00 ngày 4/10
- ·Giá xăng dầu hôm nay 24/6/2024: Giá đô 'đè' giá dầu
- ·Soi kèo góc Bosnia và Herzegovina vs Đức, 1h45 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Benfica vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 3/10
- ·Soi kèo góc Aston Villa vs MU, 20h00 ngày 6/10
- ·Bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất
- ·Soi kèo góc Girona vs Feyenoord, 23h45 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Udinese vs Lecce, 20h00 ngày 5/10
- ·Soi kèo góc Đức vs Hà Lan, 01h45 ngày 15/10
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11/2023: Xăng trong nước sẽ giảm bao nhiêu đồng một lít?
- ·Soi kèo phạt góc Chile vs Brazil, 7h00 ngày 11/10