会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq trận pháp】Vị Thanh: Hình thành và phát triển!

【kq trận pháp】Vị Thanh: Hình thành và phát triển

时间:2024-12-23 17:52:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:828次

Từ số báo hôm nay,ịThanhHnhthnhvphttriểkq trận pháp vào thứ sáu của tuần thứ nhất và thứ sáu của tuần thứ ba hàng tháng, Báo Hậu Giang lần lượt chuyển tải đến quý độc giả thông tin về thành phố Vị Thanh xưa và nay. Nội dung bám sát quyển sách: Vị Thanh hình thành và phát triển do Nhâm Hùng và Võ Minh Tâm biên soạn; đồng thời, bổ sung thêm hình ảnh để phong phú thêm nội dung. Mời độc giả theo dõi !

Tổng quan về Vị Thanh

Ngày 28-9-2010, tỉnh Hậu Giang công bố quyết định thành lập thành phố Vị Thanh, trên cơ sở thị xã Vị Thanh hiện hữu, sau 10 năm phát triển. Đây là đô thị - tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang; cũng là thành phố thứ 13 của vùng đồng bằng sông Cửu Long (thời điểm 2010).

Đô thị Vị Thanh ngày nay bên bờ kinh xáng Xà No. Ảnh: TRUNG QUÂN

Nằm ở vị trí trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu, cửa ngõ Bắc bán đảo Cà Mau; chỉ cách thành phố Cần Thơ 47km, theo Quốc lộ 61C, lịch sử hình thành và phát triển của Vị Thanh gắn kết máu thịt với 2 đại lộ thủy chiến lược: sông Cái Lớn, thông ra biển Tây và kinh xáng Xà No, nối liền sông Cần Thơ và sông Hậu, tới biển Đông.

Trở về cội nguồn thuở xưa, địa bàn Vị Thanh nằm trong 7 xã, thôn vùng Vịnh Xiêm La, do Mạc Cửu lập nên rồi dâng đất cho chúa Nguyễn vào năm 1714, được phong chức Tổng binh trấn Hà Tiên. Vị Thanh xưa, thuộc xã Giá Khê (Rạch Giá); rồi đạo (huyện) Kiên Giang, thuộc thị xã Hà Tiên trên bản dư đồ Đại Việt. Ngay buổi đầu lập nghiệp, 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ khắp nơi hội tụ về cộng đồng, đoàn kết khẩn hoang, lập nên thôn, ấp; phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Sau thành quả công cuộc Nam tiến, mở đất, tổng Giang Ninh được thành lập (1835), thì đơn vị hành chính xã Hỏa Lựu (là phần lớn địa bàn thành phố Vị Thanh ngày nay), chính thức ra đời (triều Minh Mạng, khoảng 1835-1836). Đến khi thực dân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ lục tỉnh, làng Vị Thanh mới được thành lập vào ngày 24-5-1894, cũng thuộc tổng Giang Ninh, tỉnh Rạch Giá. Như vậy, có thể nói, toàn bộ diện tích làng Hỏa Lựu và làng Vị Thanh thời đó, phần lớn là địa bàn thành phố Vị Thanh ngày nay.

Trong suốt 2 thời kỳ kháng Pháp và chống Mỹ cứu nước (1945-1975) Hỏa Lựu - Vị Thanh luôn ở tuyến đầu khói lửa; nơi đối đầu ác liệt giữa ta và địch; nhất là khi trở thành khu trù mật, rồi tỉnh Chương Thiện, của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, bằng tinh thần yêu nước và lòng quả cảm - trải bao hy sinh, gian khổ; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân Hỏa Lựu - Vị Thanh đã kiên cường đấu tranh cho đến ngày toàn thắng, tiếp bước sang trang sử mới: xây dựng và phát triển quê hương.

Gần nửa thế kỷ qua, từ sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước 1975 - Vị Thanh đã nỗ lực vượt khó, không ngừng vươn lên về mọi mặt: Vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, vừa nỗ lực theo hướng phát triển. Đặc biệt là tích cực thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đáng kể là từ vị trí một thị trấn nhỏ sau chiến tranh, Vị Thanh từng bước phấn đấu khôi phục lại vị thế thị xã, gánh vác trọng trách, vai trò đô thị tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang mới lập, khi chia tách với thành phố Cần Thơ (01-01-2004). Không bao lâu, trở thành một trong những thành phố - đô thị có tốc độ phát triển khá nhanh của đồng bằng sông Cửu Long.

Về kinh tế, thời kỳ mở đất, hình thành thôn, ấp, làng, xã,... kinh tế chính của Vị Thanh là sản xuất nông nghiệp cùng với nghề rừng, nghề mua bán nhỏ. Từ khi trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Chương Thiện (1961), ngành thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, cùng một số hoạt động kỹ nghệ nhỏ. Sau ngày 30-4-1975, do nhiều nguyên nhân, kinh tế nông nghiệp trở lại với vai trò chủ lực suốt thời gian dài. Đến khi thị xã Vị Thanh được tái lập và nâng cấp lên thành phố, thì cơ sở kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Song song đó, đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ ở một số xã ngoại thành, theo hướng chất lượng cao gắn liền với tham quan du lịch.

Đối với các lĩnh vực văn hóa - xã hội, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, dù lắm lúc bị chiến tranh lấn áp, nhưng những dấu ấn về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,… luôn ghi đậm, minh chứng cho sự phát triển của một vùng đất nhiều thăng trầm. Trong đó, giá trị cốt lỗi nhất vẫn là tình yêu nước, yêu quê hương - gia đình, nghĩa xóm, tình làng, đoàn kết các dân tộc. Tuy là vùng đất được khai phá muộn, nhưng đất và người Vị Thanh vẫn sản sinh ra nhiều giá trị văn nghệ dân gian, qua điệu lý, câu hò, lời hát đưa em… tô điểm thêm nét đẹp cho đời sống văn hóa gia đình và cộng đồng.

Song song đó, sự khởi đầu cho hoạt động giáo dục ở Vị Thanh cũng tạo nên nhiều nấc thang phát triển. Từ chỗ chỉ biết lo cái ăn, các mặc - cư dân nơi đây từng bước quan tâm tới sự học chữ nho, rồi chữ quốc ngữ, nhờ những người thầy từ miệt trên xuống. Thế rồi, vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh lần lượt ra đời các trường làng, với bậc sơ học. Khi ánh sáng văn minh phố, chợ soi rọi đến vùng sông Cái Lớn, Cái Tư và hai bờ Xà No thì bước tiến về giáo dục càng rõ nét. Thời điểm cuối những năm 60 (thế kỷ XX), đô thị Vị Thanh đã có trường trung học đệ nhất cấp (từ lớp 6 - lớp 9), rồi đệ nhị cấp (từ lớp 10 - lớp 12). Vào lúc tỉnh Hậu Giang tăng tốc phát triển, thành phố Vị Thanh có đến 3 trường cao đẳng, thu hút một lượng lớn sinh viên, trong đó có các huyện bạn thuộc tỉnh Kiên Giang.

Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa, đầy sương lam chướng khí, lắm thú dữ, muỗi mòng, đỉa vắt. Lúc này, mọi người nương dựa vào phương pháp dân gian, hoặc trông cậy vào việc chữa bệnh bằng mê tín. Phải đến khi chợ, phố hình thành, đã ra đời những tiệm thuốc Bắc, với thầy thuốc đông y, tình hình chăm sóc sức khỏe người dân dần được cải thiện. Vào lúc chiến tranh ác liệt, vùng giải phóng mọc lên các trạm quân y, không chỉ lo cứu thương cho cán bộ, chiến sĩ mà còn đảm nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân. Từ năm 1975, mạng lưới y tế công cộng phát triển đến xã, ấp. Giai đoạn trở thành thành phố tỉnh lỵ, trên địa bàn Vị Thanh đã hoàn thành xây dựng bệnh viện lớn của tỉnh và của thành phố...

Có thể nói, trong gần 300 năm hình thành và phát triển - Từ những bước đi chập chững ban đầu, Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa; cũng như thành phố Vị Thanh hôm nay, đã gặt hái thành quả và bước tiến đáng kể. Đó là nỗ lực vượt qua các giai đoạn khắc nghiệt của thời mở đất; gian khổ, đấu tranh, hy sinh xương máu trong thời giữ đất và tiếp bước sang thời xây dựng và phát triển một cách đường hoàng; sánh vai cùng các địa phương của bạn. Dù là một đô thị trẻ, nhưng Vị Thanh có tốc độ vươn lên khá nhanh; khẳng định vị thế một trung tâm tiểu vùng Tây sông Hậu - Bắc bán đảo Cà Mau; một thành phố vệ tinh, có mối quan hệ chặt chẽ cùng phát triển với thành phố Cần Thơ - đô thị loại I, thủ phủ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

VỊ THANH

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Giá xăng dầu hôm nay 30/8/2024: Trong nước và thế giới trái chiều
  • Có gì trong tấm chắn nắng ô tô?
  • Ngoại thất ô tô ngày càng trở nên ‘nhàm chán’
  • Loạt xe điện sắp 'đổ bộ' thị trường Việt Nam trong thời gian tới
  • Giá vàng hôm nay 18/3: Vàng SJC, vàng nhẫn giảm tiếp
  • Đến lượt Mercedes 'quay xe', đổ tiền phát triển động cơ đốt trong
  • Tôi có nên mua ô tô điện Wuling để chạy dịch vụ?
  • Chiếc xe SUV của Trung Quốc gặp nạn vì lỗi ngớ ngẩn của phanh tự động
推荐内容
  • Giá vàng hôm nay, 28/2: Nhiều yếu tố có thể gây bất ngờ
  • 4 mẫu xe gầm cao cũ tầm giá xe 200 triệu đồng, 'món ngon' cho người ít tiền
  • Xe ô tô Peugeot 5008 đỗ giữa dốc khiến nhiều tài xế bức xúc vì khó lách qua
  • Xe nhập khẩu tràn vào, ô tô trong nước mất dần lợi thế
  • Triển khai Luật HTX 2023, những cơ hội
  • Những bộ phận nhanh bị hỏng nhất trên ô tô