【kq trận west ham】Máy bay rơi ở Hòa Lạc: Chỉ còn 2 người sống sót!
TheáybayrơiởHòaLạcChỉcònngườisốngsókq trận west hamo thông tin cuối ngày từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, vụ rơi máy bay Mi-171 số hiệu 01 tại thôn 11, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội sáng 7-7 đã làm 19 người hy sinh, 2 người bị thương. Các thành viên trên chiếc máy bay gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.
Cảm phục viên phi công anh dũng
Máy bay Mi-171 số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân 916, Sư đoàn Không quân 371 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7 giờ 30 phút ngày 7-7. 16 phút sau, máy bay bị mất liên lạc và rơi tại địa điểm cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km. Khi gặp nạn, trên máy bay có 21 cán bộ, chiến sĩ, gồm tổ lái: 3 người, giáo viên dù: 2 người, học viên: 16 người.
Không khí tang thương và hoang tàn bao trùm khu vực máy bay rơi. Hàng loạt cây cối bật rễ xiêu vẹo hoặc bị cháy xém, những mảnh vỡ của máy bay văng tứ tung. Cách đó 200 m, buổi sáng sớm còn là khu vực họp chợ, hàng trăm người dân địa phương mua bán tấp nập. Thế nhưng, các hoạt động dường như tạm dừng, mọi sự chú ý đều đổ dồn về hiện trường vụ tai nạn.
Nhiều người dân ở xã Thạch Hòa cho biết họ vẫn chưa hết bàng hoàng khi trực tiếp chứng kiến cảnh máy bay phát nổ, bốc cháy.
Hiện trường nơi trực thăng rơi đã bị phong tỏa
“Tôi nghe tiếng máy bay sát ngay trên đầu, ngẩng lên thì thấy một máy bay đang lao xuống, cảm giác như sắp đâm sầm xuống chợ. Lúc ấy, tôi đã xác định có thể bị đâm vào” - chị Hoa, một người dân ở khu vực chợ, kể lại.
Theo nhiều người chứng kiến, trước khi lao xuống đất, máy bay gầm rú rất lớn, có lửa và khói bốc ra kèm tiếng nổ. Một cánh quạt bằng kim loại được cho là của máy bay cũng rơi xuống ngay ngã ba đường gần đó.
Ngay ở trên không, chiếc máy bay bốc cháy bay sát những mái nhà cao tầng, quét qua ngọn của 2 hàng cây xoan. Một số người dân khẳng định họ chưa từng thấy máy bay bay gần như thế, thậm chí nhìn rõ cả phi công. Theo quan sát của người dân, trong lúc nguy cấp, viên phi công đã cố gắng điều khiển máy bay bay dưới hàng dây điện, sau đó chếch về vườn cây của nhà dân. Đây là khu vườn trống của một gia đình trong thôn Hòa Lạc. Ngôi nhà này bị bỏ hoang, không có người sinh sống.
Ông Bùi Văn Sáu, một trong những người chứng kiến, kể: Hàng chục thanh niên đã lao ra cánh đồng - khu vực máy bay rơi - để cứu nạn và đưa được một số người ra khỏi máy bay đang cháy. Sau đó, nhận thấy máy bay có nguy cơ tiếp tục phát nổ, họ lùi ra. Ngay lúc này, máy bay tiếp tục phát nổ thêm một lần nữa.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cũng nhận định viên phi công đã rất nỗ lực lái máy bay ra khỏi khu vực dân cư để giảm thiệt hại thấp nhất cho người dân.
Thực hiện chu đáo chính sách với người hy sinh
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đến hiện trường nắm tình hình vụ việc và chỉ đạo công tác xử lý. Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam đã cử Trung tướng Võ Văn Tuấn và 1 tổ công tác của Cục Cứu hộ Cứu nạn - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và một số cơ quan có liên quan đến hiện trường chỉ huy công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.
Về lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn và khắc phục hậu quả có 630 người và 37 phương tiện các loại của nhiều đơn vị như: Tiểu đoàn Công binh 93 Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Phòng không - Không quân, Viện Quân y 105, Cảnh sát PCCC Công an Hà Nội cùng hàng trăm dân quân.
Tổng cục Chính trị đã thành lập đoàn công tác chỉ đạo việc khắc phục hậu quả do Trung tướng Mai Quang Phấn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm trưởng đoàn. Đoàn đã làm việc với Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; đến Bệnh viện Quân y 105, Viện Bỏng Quốc gia và hiện trường vụ tai nạn kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện phối hợp với các đơn vị liên quan, huy động thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử lý kịp thời người bị nạn.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng có văn bản hỏa tốc yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cứu chữa tốt nhất cho những chiến sĩ bị thương; thực hiện chu đáo chính sách với những chiến sĩ hy sinh; tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ mất mát, đau thương với gia đình, người thân các cán bộ, chiến sĩ.
Công an TP Hà Nội tiếp tục tổ chức lực lượng bảo đảm tuyệt đối an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông tại khu vực; phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
Hai người sống sót bỏng nặng
Tối cùng ngày, Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết ngoài 16 người hy sinh tại hiện trường, có thêm 3 người hy sinh sau khi được đưa vào cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia. Như vậy, đến thời điểm này, chỉ còn 2 nạn nhân sống sót.
Theo Viện Bỏng Quốc gia, các chiến sĩ nhập viện trong tình trạng nặng do bỏng sâu (có trường hợp bỏng sâu 50%-60%) cùng với chấn thương gây khó khăn trong điều trị và phục hồi sau này.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Chính, Chính ủy Học viện Quân y, cho biết các bác sĩ, điều dưỡng giỏi của Viện Bỏng Quốc gia và Bệnh viện Quân y 103 đã phối hợp rất chặt chẽ, chăm sóc, điều trị cho các chiến sĩ bị nạn. Trong số chiến sĩ đang điều trị, phần lớn trong độ tuổi 30-32. Hai trong số 5 chiến sĩ nhập viện có vợ đang mang bầu sắp đến ngày sinh nở.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chiều cùng ngày đã đến Khoa Hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia thăm hỏi các chiến sĩ bị tai nạn. Chủ tịch nước thăm hỏi, chia sẻ với gia đình, người thân của các chiến sĩ và dặn dò đội ngũ y bác sĩ của viện làm hết sức mình, tập trung mọi phương tiện, trang thiết bị y tế để cứu chữa cho bệnh nhân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đến thăm các chiến sĩ bị nạn điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. Bí thư Thành ủy đã hỏi thăm, tặng quà và bày tỏ niềm chia sẻ sâu sắc với gia đình các chiến sĩ gặp nạn.