【ketquabongda taybannha】ASW tạo môi trường hài hòa về thương mại, hải quan trong ASEAN
Theo các thành viên ASEAN, trước xu thế hợp tác thương mại trong khối ngày càng phát triển mạnh mẽ, các nước nhận thấy sự cần thiết của việc xây dựng một môi trường hải quan và thương mại hài hòa trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Đó chính là lý do cho sự ra đời của Cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Các thành viên ASEAN cũng thống nhất xây dựng cơ sở pháp lý dựa trên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất để triển khai ASW. Việc các quốc gia thảo luận và tham gia ký kết Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện ASW là hết sức cần thiết.
Theo dự thảo đang được đưa ra lấy ý kiến tại các nước thành viên, Nghị định thư này áp dụng cho các giao dịch giữa các Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) trong môi trường ASW riêng giữa các nước thành viên ASEAN. Nghị định không tạo ra bất kỳ nghĩa vụ nào cho các quốc gia thành viên đối với hoạt động và các giao dịch trong nước của NSW quốc gia đó. Đặc biệt, các giao dịch theo quy định trong Nghị định thư phải tuân thủ các tiêu chí kỹ thuật và vận hành được các nước thành viên nhất trí.
Trong dự thảo, phần 3 của Nghị định thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều cơ quan, doanh nghiệp vì liên quan đến quy định vận hành của ASW. Phần này có 8 điều (từ điều 6 đến điều 13) quy định về: Chia sẻ và trao đổi thông tin; yêu cầu về mức độ dịch vụ; dữ liệu và thông tin được chuẩn hóa; an toàn thông tin và bảo mật; đầu mối liên lạc; đăng ký NSW và xác thực những người sử dụng thuộc khu vực tư nhân; tính toàn vẹn dữ liệu; yêu cầu duy trì dữ liệu. Theo đó, các thành viên sẽ thừa nhận việc trao đổi qua biên giới dữ liệu, thông tin thương mại, hải quan. Tuy nhiên, việc trao đổi này phải có sự đồng ý của doanh nghiệp (gửi thông tin) hoặc đáp ứng yêu cầu của pháp luật quốc gia và phù hợp với Nghị định thư này.
Nghị định thư yêu cầu các nước thành viên ban hành chính sách, quy định chia sẻ, sử dụng, phổ biến dữ liệu và thông tin NSW vì mục đích của từng quốc gia phải phù hợp với Nghị định. Các nước thành viên sử dụng thông tin qua cổng thông tin một cửa quốc gia (của quốc gia khác) phải duy trì theo quy định của Nghị định và các mục tiêu của ASEAN.
Đặc biệt, trong trường hợp một quốc gia thành viên nhận được dữ liệu và thông tin điện tử (qua NSW) do NSW một quốc gia khác cung cấp, quốc gia nhận phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn, bảo mật thông tin và các chuẩn mực về lưu giữ/lưu trữ theo thời gian và nguyên tắc quy định trong Nghị định thư…
Về đăng ký sử dụng, các nước đăng ký tất cả cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức (thực thể phi chính phủ) được truy cập vào NSW quốc gia đó vì mục đích cung cấp hoặc nhận thông tin và/hoặc chứng từ dưới dạng điện tử tới từ NSW quốc gia đó và thiết lập các quy trình xác thực về người sử dụng. Các quốc gia chịu trách nhiệm duy trì đăng ký điện tử cập nhật và an toàn, lập danh sách tất cả những người sử dụng được phép truy cập để gửi hoặc thông tin từ NSW nước mình và sẽ không cho phép các tổ chức, cá nhân truy cập trái phép vào NSW. Người sử dụng hợp pháp (của NSW) chỉ được truy cập thông tin hoặc dữ liệu được phép truy cập theo quy định của pháp luật, nguyên tắc và các chính sách…
Với trách nhiệm cơ quan chủ trì thực hiện thí điểm ASW và NSW ở Việt Nam (được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 48/2011/QĐ-TTg), Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) vừa đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành đối với dự thảo Nghị định về khung pháp lý để thực hiện ASW. Theo Bộ Tài chính, để Nghị định thư này phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, phù hợp với quy định của luật pháp trong nước, đảm bảo sự chủ động của Việt Nam trong đàm phán và chuẩn bị các thủ tục pháp lý để ký kết rất cần sự đóng góp ý kiến từ các bộ, ngành.
Mới đây, Bộ Tư pháp có ý kiến đồng tình với việc đàm phán và ký kết Nghị định thư này để thực hiện ASW nhằm xây dựng một khung pháp lý đảm bảo triển khai các hoạt động về xây dựng và thực hiện ASW và NSW ở các nước thành viên ASEAN. Bộ Tư pháp đánh giá, cơ bản nội dung Nghị định không trái với luật pháp trong nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, có một số chi tiết Bộ này đề nghị cần được làm rõ để phù hợp với quy định của pháp luật trong nước.
T.Bình.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Cập nhật BCTC quý III/2023: Những CTCK, thép, ngân hàng... đầu tiên công bố
- ·Doanh nghiệp mới huy động 4.700 tỷ đồng trái phiếu báo lỗ hơn 255 tỷ đồng nửa đầu năm 2023
- ·Nhiều ngân hàng dự kiến trả cổ tức trong những tháng cuối năm 2023
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,8% năm nay
- ·Thái Bình có thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Tổng thống Mỹ nhận trách nhiệm về chiến dịch sơ tán khỏi Afghanistan
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·“GẠN ĐỤC, KHƠI TRONG”, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Ngân hàng đẩy mạnh mua lại trái phiếu, có lo ngại khó tăng trưởng tín dụng?
- ·Dự báo thời tiết dịp Tết nguyên đán Canh Tý 2020: Bắc Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng
- ·Nga muốn hút khách du lịch Việt qua giải vô địch bóng đá châu Âu 2020
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Quốc hội tán thành sáp nhập huyện Hoành Bồ vào TP. Hạ Long
- ·Việt Nam nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- ·Việt Nam chủ trì cuộc họp Nhóm công tác HĐBA về các tòa án quốc tế
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Chính phủ liên minh mới của Israel tuyên thệ nhậm chức