【leicester city vs leeds united】Kinh tế Việt Nam 2020: Cân nhắc giữa ổn định vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng
Nhưng các chuyên gia cho rằng,ếViệtNamCânnhắcgiữaổnđịnhvĩmôvàmụctiêutăngtrưởleicester city vs leeds united điều này sẽ giúp ổn định vĩ mô, tạo nền tảng để đảm bảo sự bền vững cho những năm tới.
Ổn định vĩ mô là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Ảnh: Đức Thanh |
Nhiều yếu tố bất định trong nửa cuối năm
Tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuần qua, Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thống nhất đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế3 - 4%, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Tuy nhiên, kịch bản này đang khá lạc quan so với dự báo của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cuối tuần qua đã đưa ra 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo Kịch bản 1 và 2,6% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong Kịch bản 1 và giảm 1,9% trong Kịch bản 2 (so với năm 2019). Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,7 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2020 lần lượt là 4,3% và 4,5%.
Các kịch bản trên của CIEM thậm chí còn thận trọng hơn mức dự báo GDP Việt Nam tăng 2,8% năm 2020 của các chuyên gia quốc tế đến từ Bloomberg.
Các chuyên gia của CIEM lập luận, các số liệu được công bố đến tháng 6 có thể chưa phản ánh đầy đủ những hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Nguyên nhân có thể do chính phủ nhiều nước (kể cả Việt Nam) đã sớm ban hành những biện pháp hỗ trợ, hoặc do đại dịch mới diễn ra trong thời gian ngắn, nên chưa thể nhìn nhận và đánh giá các tác động một cách đầy đủ.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, dựa đáng kể vào xuất khẩu và đầu tưnước ngoài, do vậy, chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ Covid-19.
Mặc dù vậy, Viện trưởng CIEM đánh giá, "so với nhiều năm trước, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã thể hiện sức chống chịu tốt hơn rất nhiều".
Các chuyên gia của CIEM cũng dự báo, diễn biến kinh tế 6 tháng cuối năm 2020 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như kinh tế thế giới còn bất định, đặc biệt là khả năng bùng phát lần thứ hai của Covid-19.
Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu. Điều này có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp hơn.
Lo chất lượng tăng trưởng tín dụng, đầu tư công
Trong bối cảnh nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020, với những đánh giá ở mức độ rất nghiêm trọng, thì Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng GDP dương và cao hơn so với các nước ở khu vực châu Á. Đó là điều được các chuyên gia đánh giá tích cực.
Đặt vấn đề “Ổn định vĩ mô và tăng trưởng, cái nào quan trọng hơn?”, PGS-TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, “ổn định vĩ mô quan trọng hơn”. Bởi theo ông Tuấn, nếu đặt vấn đề tăng trưởng lên hàng đầu dựa vào thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giải ngân đầu tư công tràn lan, thì hệ lụy rất nguy hiểm. Dẫn chứng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng 4,19%, ông Tuấn cho rằng, nếu không kiểm soát khéo, thì mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay sẽ khó đạt được.
Đồng quan điểm với ông Tuấn, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM cũng cho rằng, tăng trưởng năm 2020 có thể không cao, nhưng việc giữ môi trường ổn định, tạo dư địa chính sách cho điều hành sẽ là “nền” cho tăng trưởng bền vững và chất lượng hơn trong những năm tiếp theo.
Phân tích yếu tố đầu tư công, ông Dương cho rằng, cần tận dụng nguồn lực hiệu quả hơn trong thúc đẩy đầu tư công, bằng cách thay đổi tư duy, thói quen trong sử dụng nguồn lực nhà nước theo hướng mạnh mẽ, trách nhiệm, hiệu quả hơn.
“Không phải làm thế nào để đúng quy trình, không mắc lỗi, mà là làm thế nào để tiến xa hơn, chủ động gỡ những khó khăn về quy trình để đảm bảo nguồn lực được sử dụng nhanh nhất. Điều đó không thể có được nếu chỉ dựa vào sửa đổi văn bản, chỉ đạo, mà chính các chủ đầu tư phải có ý thức tích cực hơn”, ông Dương nói.
Chuyên gia của CIEM khuyến nghị, thời gian tới, cần tiếp tục cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng nâng cao khả năng chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, xử lý hiệu quả những rủi ro trong bối cảnh “bình thường mới”.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hiệu quả chuyển đổi cây trồng, vật nuôi
- ·Soạn giả Nguyên Thảo, cha đẻ vở cải lương 'Tâm sự loài chim biển' qua đời vì ung thư ruột
- ·Trung tâm thương mại đầu tiên được cấp chứng chỉ Leed Vàng và Lotus Bạc
- ·Hàn Quốc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp lần 4 với hơn 17 tỷ USD
- ·Xu hướng thiết kế phòng karaoke năm 2024
- ·Samsung vẫn bất khả chiến bại trên thị trường điện thoại
- ·Chuyện thú vị về ảo thuật gia nhưng lại nhận bằng tiến sĩ ngân hàng
- ·Toyota sẽ công bố kế hoạch nâng cấp Camry trong 2 tuần
- ·Thương mại điện tử đưa nông sản của tỉnh vươn xa
- ·Trẻ nghỉ học vì nCoV nhưng lại được bố mẹ cho đến di tích đông người
- ·Chủ động chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·Hơn 5 nghìn lao động Trung Quốc trở lại Việt Nam được cách ly, theo dõi
- ·Đoàn Nhà báo CHDCND Lào học tập kinh nghiệm truyền thông về di sản văn hóa tại Bắc Ninh
- ·Hà Nội: Phát hiện lô khẩu trang y tế không hoá đơn trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Giảm lần thứ 3 liên tiếp, giá xăng RON95
- ·Vợ kém 11 tuổi của Kim Tử Long luôn tin tưởng dù chồng đào hoa
- ·Bộ Văn hóa vận động dân lùi tổ chức đám cưới thời Covid
- ·Công bố điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn
- ·Nông dân thu hoạch trên 130.000ha lúa Đông Xuân 2022
- ·Hà Nội: Hàng trăm nghìn khẩu trang y tế bị làm giả