【ket qua tran mc】Cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN: Hành động thúc đẩy môi trường cạnh tranh sau đại dịch
Hội nghị Cạnh tranh ASEAN là sự kiện thường niên quan trọng của Nhóm Chuyên gia cạnh tranh ASEAN (AEGC),ơquancạnhtranhcácnướcASEANHànhđộngthúcđẩymôitrườngcạnhtranhsauđạidịket qua tran mc được tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn cạnh tranh cho đại diện cơ quan quản lý cạnh tranh các thành viên ASEAN cũng như đại diện của các cơ quan cạnh tranh từ các nước ngoài khối, cộng đồng doanh nghiệp, giới nghiên cứu trong và ngoài khu vực và các tổ chức/mạng lưới quốc tế về cạnh tranh tham dự, chia sẻ về các vấn đề mang tính thời sự, thiết thực về cạnh tranh trong khu vực.
Với mục tiêu đó, chuỗi các sự kiện ACC được cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN luân phiên tổ chức, bắt đầu từ năm 2011 và lần gần đây nhất là Hội nghị ACC lần thứ 8 được tổ chức vào tháng 11/2019 tại Campuchia với chủ đề “Những cột mốc quan trọng và thách thức trong thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh trong khu vực ASEAN”. Hội nghị ACC lần thứ 8 tập trung vào các vấn đề như nỗ lực xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh của các nước thành viên ASEAN, đảm bảo thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, hiệu quả tại từng quốc gia cũng trên phương diện khu vực khối ASEAN. Kể từ đó đến nay, các quốc gia ASEAN đã có nhiều thành tích và kết quả to lớn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh.
Với chủ đề “Hành động của cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN nhằm thúc đẩy môi trường cạnh tranh ASEAN sau đại dịch”, Hội nghị ACC lần thứ 9 diễn ra trong bối cảnh đặt biệt khi Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN vừa hoàn thành Rà soát giữa kỳ Kế hoạch hành động cạnh tranh ASEAN 2016-2025; đồng thời đã xây dựng chương trình hoạt động mới cho giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, trong giai đoạn này, thế giới đang trải qua nhiều khó khăn thách thức khi dịch bệnh Covid-19 gây ra nhiều tác động tiêu cực đáng kể đối với hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu trong đó bao gồm lĩnh vực cạnh tranh.
Ông Satvinder Singh, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu trong đó có các nước ASEAN |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Satvinder Singh, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhấn mạnh: tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đến mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu trong đó có các nước ASEAN. Cụ thể, đại dịch đã gây thiệt hại đến 3,3% GDP của ASEAN khi hầu hết các nước thành viên bị tác động tiêu cực bởi đại dịch; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực suy giảm 24,6% so với trước đại dịch và nhiều ngành, lĩnh vực bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Satvinder Singh cũng đưa ra những dự báo lạc quan cho phát triển kinh tế trong thời gian tới với mức tăng trưởng kinh tế khu vực ước tính là 5% cho năm 2022.
Ở phạm vi khu vực, Phó Tổng thư ký Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN trong việc giải quyết những khó khăn, thách thức vượt qua đại dịch cũng như phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đồng thời, khẳng định mục tiêu hướng tới một cộng đồng ASEAN gắn kết cao, năng động, sáng tạo và cạnh tranh, hòa nhập, hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm.
Liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh, ông Satvinder Singh cũng đánh giá cao phản ứng của Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN ứng phó với đại dịch. Ngay từ lúc dịch bệnh bắt đầu diễn ra, Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN đã có hành động tức thì khi đã thông qua việc ban hành Tuyên bố chung của AEGC nhằm ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Trong đó, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục tuân thủ pháp luật cạnh tranh kể cả trong thời kỳ dịch bệnh. Tuyên bố cũng đồng thời nhấn mạnh cam kết của cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN trong việc tăng cường hợp tác để xử lý những hành vi phản cạnh tranh diễn ra trong khu vực.
Phát biểu khai mạc tại đầu cầu Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các nước thành viên trong xử lý các vấn đề của khu vực. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn đánh giá cao tầm quan trọng của quá trình hợp tác giữa các nước thành viên trong Khối cũng như luôn tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác khu vực nói chung và về lĩnh vực cạnh tranh nói riêng. “Chủ trì tổ chức Hội nghị ACC lần thứ 9 là cơ hội quý báu để Việt Nam đóng góp sức lực cho việc tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực cạnh tranh” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Chủ trì tổ chức Hội nghị ACC lần thứ 9 - phát biểu tại hội nghị |
Với mong muốn như vậy, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hội nghị ACC lần thứ 9 tiếp tục là cầu nối, là diễn đàn cạnh tranh cho các cơ quan cạnh tranh trong vào ngoài khu vực. Trước bối cảnh hiện tại, hội nghị sẽ cung cấp bức tranh tổng quan về tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với thị trường ASEAN và tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm về cạnh tranh trong khu vực thời gian gần đây. Cụ thể: Đảm bảo sự tuân thủ của cộng đồng doanh nghiệp đối với pháp luật cạnh tranh trong thời kỳ hậu Covid-19; tăng cường vai trò của công tác thực thi chính sách cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hậu Covid-19; giải quyết những thách thức đặt ra đối với cơ quan cạnh tranh trong công tác thực thi pháp luật trong bối cảnh có sự dịch chuyển nhanh sang nền kinh tế số; và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh trong bối cảnh có thể xảy ra các cuộc khủng hoảng khác nữa trong tương lai.
Tại Hội nghị cạnh tranh này, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, công tác thực thi luật cạnh tranh và chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ là nền tảng đảm bảo việc duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế, là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - thương mại và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như khu vực ASEAN. “Ngoài ra, môi trường cạnh tranh lành mạnh không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo điều kiện cho họ tiếp cận với nguồn hàng hóa dồi dào với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý mà còn là chìa khóa dẫn đến đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững”- Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
Hội nghị Cạnh tranh ASEAN lần thứ 9 được tổ chức trong hai ngày 1 - 2/12/2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến |
Với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu đến từ cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN và các nước Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh cũng như các tổ chức quốc tế |
Hội nghị ACC lần thứ 9 có sự tham gia của khoảng 600 đại biểu đến từ cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN và các nước Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh cũng như các tổ chức quốc tế, các trường đại học, doanh nghiệp, học giả nhằm chia sẻ kinh nghiệm, góc nhìn về các vấn đề cạnh tranh cũng như công tác thực thi luật và chính sách cạnh tranh với mục tiêu thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, phục vụ lợi ích của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chính phủ chưa xem xét đề xuất dự án Luật thuế tài sản
- ·HLV Bayern, Kompany gây sốc, chửi học trò 15 lần trong 1 phút
- ·Xử phúc thẩm đại án Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình
- ·Đã có 3 ca nhiễm virút Zika tại Việt Nam
- ·Tránh mất tiền từ thẻ ATM, chủ thẻ cần lưu ý gì?
- ·Chưa thể khẳng định 1/6 sẽ tăng giá điện
- ·Hải quan An Giang bắt giữ vụ buôn lậu 18 kg vàng
- ·Sự hài lòng của doanh nghiệp là thước đo hiệu quả cải cách
- ·Gian lận điểm thi gây chấn động: Hà Giang sẽ làm gì tiếp theo?
- ·Ronaldo từ chối nhận huy chương với Al Nassr, bỏ vào đường hầm
- ·Đáp án môn Lý các mã đề 221, 222, 223, 224 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Kết quả bóng đá Olympic 2024 hôm nay 7/8
- ·Hải quan Bình Dương: Thu ngân sách hơn 8.827 tỷ đồng
- ·Chất làm đầy da chịu thuế NK 20%
- ·Cũng như nhiều TTCK thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á, TTCK Việt Nam phiên 9/3 đã điều chỉnh giảm
- ·Thí điểm khai thuế TNCN điện tử đối với hộ cho thuê nhà
- ·Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam: Phát triển nhanh và nhỏ lẻ
- ·Hải quan xử lý hơn 190.000 hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến
- ·Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nghiêm trọng liên quan virus corona ở trẻ em
- ·Cái khó “ló”... cách làm hay!