【nhận định man city vs brighton】Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN: Phải nhanh chân hơn nữa
Chưa hài lòng về tiến độ
Việc kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa quốc gia giữa 3 bộ, là bước đi tích cực thực hiện cam kết của Chính phủ (tại Quyết định 48/2011/QĐ-TTg thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia), hướng tới kết nối Việt Nam với các nước thành viên ASEAN, thông qua Cơ chế một cửa ASEAN (dự kiến vào năm 2015).
Trong giai đoạn thí điểm giai đoạn 1, ba bộ đã lựa chọn 18 thủ tục hành chính tham gia kết nối (Bộ Tài chính 10 thủ tục, Bộ Công thương 5 thủ tục, Bộ Giao thông- Vận tải 3 thủ tục).
Giai đoạn 2 tiếp tục chuẩn bị thực hiện với 3 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường với số lượng kết nối lên tới 43 thủ tục hành chính.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, cho đến nay, bộ này đã lựa chọn 5 thủ tục và kết nối thành công với hệ thống công nghệ thông tin chung với các bộ. Ngoài ra, Bộ Công thương tiến hành một số cuộc hội thảo, để giúp DN hiểu rõ chương trình một cửa và cách tận dụng hiệu quả chương trình này. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục mở rộng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, để đưa vào chương trình một cửa.
Thứ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, kết nối khai báo điện tử cổng thông tin quốc gia với ASEAN có ý nghĩa hết sức đặc biệt, tạo ra cách làm mới, đảm bảo quy chuẩn chính xác, minh bạch trong vấn đề khai báo hải quan điện tử, hoạt động thương mại. Tuy vậy, đến nay, bộ này mới lựa chọn được 3 thủ tục tham gia.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, theo Ban Chỉ đạo thực hiện cơ chế Một cửa quốc gia và ASEAN, tiến độ kết nối giữa các bộ, ngành còn hạn chế. Ban chỉ đạo đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát và đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan, để theo kịp lộ trình.
Yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương triển khai
Theo Tổng cục Hải quan, hiện nay, Cơ chế một cửa được một số nước thành viên ASEAN triển khai khá tích cực.
Điển hình, Indonesia đã triển khai Cơ chế một cửa kết nối 18 cơ quan của Chính phủ, với hơn 14.000 thương nhân đăng ký hoạt động, thực hiện tại 10 cảng chính cho các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, khai báo bản lược khai hàng hóa và trao đổi thông tin giữa các cảng, cửa khẩu. Hiện tại, 90% các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa tại Indonesia đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tại Thái Lan, Cơ chế một cửa đã kết nối được 16 cơ quan của Chính phủ, 5 cơ quan Chính phủ khác đang trong giai đoạn thí điểm và 15 cơ quan còn lại đang thực hiện xây dựng hệ thống. 100% giao dịch về thông quan hải quan, 44% giao dịch về cấp phép liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, với khoảng 6,5 triệu giao dịch/tháng đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Mục tiêu của ASEAN trong việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia là hướng tới thương mại phi giấy tờ và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Vì vậy, các nước thành viên đều triển khai dịch vụ công trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 và hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.
Trong ASEAN, Singapore, Malaysia là những quốc gia đi đầu và cung cấp dịch vụ trên hệ thống một cửa quốc gia ở mức độ 4; các nước còn lại (trừ Campuchia, Lào, Myanmar) đều đã cung cấp dịch vụ tối thiểu ở mức độ 3 và hướng tới mức độ 4.
Tại Việt Nam, một số dịch vụ đã được cung cấp trực tuyến trên mức độ 3 và gần với mức độ 4 (thủ tục hải quan điện tử, thủ tục cấp C/O mẫu D); một số dịch vụ được cung cấp ở mức độ 2 và đã có kế hoạch nâng lên mức độ cao hơn (thủ tục thuộc chức năng nhiệm vụ của Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, một số thủ tục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song tiến độ kết nối giữa các bộ, ngành còn hạn chế.
Ban chỉ đạo hiện yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương lập kế hoạch và xúc tiến các công tác chuẩn bị để đảm bảo cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và cao hơn; trong đó bao gồm cả việc sửa đổi các quy định pháp luật để công nhận hồ sơ điện tử và giấy phép điện tử trong thủ tục hành chính do bộ, ngành chủ quản.
Các bộ triển khai giai đoạn 1 nhanh chóng triển khai việc kết nối chính thức, chậm nhất tới tháng 6/2014./.
“Kết nối Cơ chế một cửa quốc gia, tiến tới kết nối một cửa ASEAN là nhu cầu nội tại của Việt Nam với mục tiêu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia..."- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại lễ khai trương kết nối kỹ thuật các bộ, ngành phục vụ "Cơ chế một cửa quốc gia" hôm 26/2./. |
Hải Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khai giảng Lớp sơ cấp Giám đốc hợp tác xã năm 2024
- ·Trương Mỹ Lan khai ép chồng tiêu hàng chục tỷ đồng từ thẻ ngân hàng SCB
- ·Vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị rất phức tạp, có tổ chức
- ·Bình Dương: Truy nã cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Dĩ An
- ·Huy động trên 40.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
- ·Để cấp dưới chiếm đoạt hơn 3,5 tỷ đồng, cựu Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh lĩnh án
- ·Ô tô bật đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·Trao quà cho 2 bé sinh đôi bị ‘xương thuỷ tinh’
- ·Bắt 2 ‘đạo chích’ ở Đắk Lắk trộm dây cáp điện trị giá gần 1 tỷ đồng
- ·Khó cưỡng vì bạn vợ 'mời gọi'
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân
- ·Vỡ nợ, nữ đại gia bất động sản lừa đảo chiếm đoạt hơn 41 tỷ đồng
- ·Nhận hối lộ, 4 đăng kiểm viên của Chi cục Thuỷ sản Thừa Thiên
- ·Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- ·Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- ·Hành vi mua, bán dâm bị xử phạt thế nào?
- ·Nhận hối lộ, 4 đăng kiểm viên của Chi cục Thuỷ sản Thừa Thiên
- ·Chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng có lãi suất lên đến 8%/năm
- ·Triệt xóa nhóm lập sàn chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng