【nhận định nhật】Thủ tướng: Không để thiếu điện là mệnh lệnh, yêu cầu lớn
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào" | |
Thiếu điện triền miên dù đã dùng điện chạy dầu đắt đỏ |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sáng nay, 25/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương sự đóng góp của đội ngũ gần 100.000 cán bộ, người lao động ngành điện đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Thủ tướng cũng chia sẻ một số khó khăn của ngành điện năm 2019 như: Phụ tải, nhu cầu điện tăng cao; khô hạn ở nhiều lưu vực, lượng nước về các hồ thủy điện ở mức thấp; nguồn cung cấp nhiên liệu như than, khí gặp khó khăn; nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ.
Trong bối cảnh đó, ngành điện vẫn bảo đảm cung ứng điện cho nền kinh tế, sinh hoạt của nhân dân. Điều ấn tượng nhất là Chỉ số tiếp cận điện năng được cải thiện vượt bậc, năm 2019 được xếp hạng 27/190 quốc gia trên thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN, tăng 129 bậc (từ 156 lên 27). Tổng thời gian mất điện của khách hàng bình quân giảm 11% so với năm 2018.
Dù vậy, Thủ tướng cũng lưu ý, các dự án cung ứng điện chậm tiến độ, gặp khó khăn, dẫn tới nguy cơ thiếu điện trong những năm tới. Rà soát 60 dự án nguồn điện có công suất lớn trên 200 MW dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn đến 2030 thì có đến 35 dự án đang triển khai với tổng công suất 39.000 MW chậm tiến độ. Trong đó, EVN có 7 dự án chậm tiến độ.
Theo báo cáo của EVN, năm 2019, Tập đoàn đã cố gắng trong đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải song vẫn còn tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu đấu nối, nhất là khi phát triển nhanh nguồn điện mặt trời trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ khu vực Tây Bắc.
Ngoài ra, năng suất lao động ngành điện mặc dù tiếp tục được cải thiện song nhìn chung còn thấp. Năm 2019, năng suất lao động của EVN tiếp tục tăng trưởng 10%, cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế (khoảng 5,7%) song đánh giá chung vẫn thấp hơn so với nhiều công ty cùng chuyên ngành trong khu vực.
Thủ tướng đánh giá: Công tác truyền thông, thông tin trong ngành điện còn chậm đổi mới, phải khắc phục vấn đề giá điện một cách công khai, minh bạch.
Về một số định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh: Phát triển điện phải đi trước một bước, điện có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân; sắp tới sẽ thông qua quy hoạch điện lực, nhất là Tổng sơ đồ VIII cũng như chiến lược năng lượng, chiến lược phát triển ngành điện.
“Cần rà soát lại chỉ tiêu phấn đấu của ngành năm 2020 với tinh thần tiến công. Đội ngũ gần 100.000 người lao động của EVN hãy làm việc quyết liệt chứ không phải làm cầm chừng để năm 2020 và các năm tiếp theo có nguồn điện, lưới điện tốt để phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, trong lúc hạn hán, thiếu nước ở miền Bắc, miền Trung, hạn hán ở miền Nam thì EVN càng phải thể hiện vai trò chủ đạo, nhiệm vụ bảo đảm cung cấp điện, vận hành an toàn hệ thống điện; có phương án ứng phó tình hình khô hạn, nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao.
Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với EVN và các tập đoàn lớn trong điều hành tốt than và khí cho việc cung ứng điện với quan điểm nếu thiếu khí thì phải ưu tiên cho sản xuất điện.
EVN đẩy nhanh tiến độ thực hiện 10 dự án nguồn điện được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư, gồm: Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Dung Quất 1, Dung Quất 3, Ô Môn 3, Ô Môn 4; các dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng; dự án thủy điện tích năng Bác Ái.
Các dự án nguồn điện BOT đóng vai trò quan trọng trong cân đối cung ứng điện năng. Bộ Công Thương cần đôn đốc các dự án BOT đã ký hợp đồng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các dự án BOT đã có chủ trương; đẩy nhanh tiến độ lưới truyền tải đồng bộ, bảo đảm giải tỏa hết công suất các nhà máy năng lượng tái tạo.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương xây dựng, trình một Chỉ thị về sử dụng, tiết kiệm điện hiệu quả.
Theo báo cáo của EVN, tính đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 54.880 MW. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN năm 2019 đạt 231,1 tỷ kWh tăng 8,85% so với năm 2018. Đến nay, 99,52% số hộ dân của cả nước được cung cấp điện với sản lượng điện thương phẩm năm 2019 đạt 210 tỷ kWh, mức sử dụng điện bình quân trên người dân đạt 2.180 kWh/người/năm. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Công tác dư luận xã hội
- ·UNESCO công nhận thêm nhiều địa danh là Di sản Thế giới
- ·Vận động trong phố thị
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Liên hoan các câu lạc bộ dưỡng sinh
- ·“Sách: Nhận thức
- ·Báo chí với bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời kỳ Chuyển đổi Số
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Nhiều hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Đờn ca tài tử vẫn tràn đầy sức sống
- ·TP.Thủ Dầu Một: 14 đội tham gia Hội thi “Nghi thức Học trò lễ” lần I năm 2023
- ·Sắp ra mắt hai bộ phim hoạt hình nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành
- ·Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs Aston Villa, 3h00 ngày 11/12
- ·Phát huy giá trị di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững thành phố Hạ Long
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Vui tươi nhiều chương trình văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ