【hang 2 đuc】Lọc dầu có theo “vết xe đổ” của thép, xi măng?
GS.TSKH Nguyễn Mại lo ngại: “Đưa một dự án lớn như của PTT vào Việt Nam thì cá nhân tôi không biết họ đã có tính toán cụ thể không. Còn tôi cảm thấy rất lo lắng. Phải chăng ngành lọc dầu sẽ lại có tình trạng thừa công suất như ngành xi măng? Mặt khác, ngành lọc dầu không phải là ngành thân thiện với môi trường, đây là ngành có xác suất ô nhiễm đáng kể. Với góc độ chuyên gia, tôi rất lo lắng về tình trạng này”
Tấm gương thép, xi măng
Trong một cuộc trao đổi với phóng viên về những tồn tại của ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội thép Việt Nam đã phải thốt lên: Quy hoạch ngành thép có nhưng không ai chịu làm theo!
Bằng chứng là một kết quả kiểm tra quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015 do Bộ Công Thương công bố năm 2012 cho thấy, đã có 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Từ năm 2007 đến nay, số lượng dự án ngoài danh mục quy hoạch lớn hơn cả số lượng dự án trong quy hoạch (23 dự án). Với kiểu “nhà nhà làm thép”, chỉ trong thời gian ngắn năng lực sản xuất của toàn ngành thép đã vượt mức 17 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng chỉ hơn 10 triệu tấn/năm.
Trên thực tế, việc “cung” vượt quá “cầu” trong ngành thép đã được cảnh báo từ lâu, nhưng không mấy người chú ý, cho đến khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, ngành thép mới thực sự bị “nốc ao”.
Tình hình của ngành xi măng cũng tương tự. Cung-cầu “lệch pha” là thực tế các DN đang phải đối mặt. Theo tính toán của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, nếu tiếp tục đầu tư theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg thì đến năm 2015 tổng công suất các nhà máy xi măng sẽ đạt 94,24 triệu tấn, ước tính thừa khoảng 25 triệu tấn và đến năm 2020 sẽ lên đến 129,5 triệu tấn, ước tính thừa trên 40 triệu tấn công suất. Theo TS Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng, việc đầu tư ào ạt, theo phong trào, không tuân thủ quy hoạch, không quan tâm đến cung cầu... đã khiến ngành xi măng gặp nhiều khó khăn. “Trong quy hoạch các dự án xi măng, chúng ta đã cho phép đầu tư các dự án đáng lẽ không nên cho đầu tư. Các địa phương cũng đua nhau đầu tư những dự án xi măng nhỏ, chẳng hạn ở Hà Nam, người ta cho phép đầu tư đến 4 nhà máy xi măng trong một thôn” - ông Trần Văn Huynh nói.
Lọc dầu có biết rút kinh nghiệm?
Cùng với ngành thép, xi măng, việc đầu tư ồ ạt các nhà máy lọc dầu trong thời gian gần đây cũng dấy lên nhiều hoài nghi. Câu chuyện về “siêu dự án” lọc dầu 27 tỉ USD mà Tập đoàn Dầu khí Thái Lan đang rục rịch các bước chuẩn bị đầu tư ở khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) làm dư luận “nóng” lên thời gian qua. Chưa nói đến số vốn “khổng lồ”, việc bổ sung một dự án lọc dầu công suất gấp 5 lần Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) khiến nhiều chuyên gia lo ngại quy hoạch ngành lọc dầu sẽ bị “phá sản”. “Tấm gương xấu” của ngành thép, xi măng đã có, nhưng giới chuyên gia băn khoăn ngành lọc dầu có chịu “soi” vào.
TS Nguyễn Đông Hải, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế kĩ thuật và Hợp tác quốc tế của Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) phân tích: Dựa theo quy hoạch trung hạn của ngành dầu khí đến năm 2025, chúng ta đã có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn/năm, dự kiến nâng lên 10 triệu tấn/năm), rồi dự án Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn-Thanh Hóa (công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm), tiếp tục nghiên cứu đầu tư Nhà máy Lọc dầu Long Sơn (9 triệu tấn dầu/năm). Nếu tính cả dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô ở Phú Yên (công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm), tổng công suất 4 nhà máy này đã là khoảng 40 triệu tấn dầu, đủ khả năng cung cấp sản phẩm phục vụ trong nước và góp một phần xuất khẩu. Việc thêm một dự án có công suất gấp 5 lần nhà máy lọc dầu Dung Quất (công suất khoảng 30 triệu tấn dầu thô/năm) có thể làm đảo lộn toàn bộ “ván cờ” quy hoạch của ngành dầu khí Việt Nam.
Mới đây, một nhà đầu tư cũng đến từ Thái Lan đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký biên bản thỏa thuận bàn giao hơn 400 ha đất cho chủ đầu tư dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Theo kế hoạch, dự án hóa dầu có vốn 4,5 tỷ USD này sẽ được khởi công trong năm 2014 và có sản phẩm đầu tiên vào năm 2018.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, GS.TSKH Nguyễn Mại băn khoăn: Tôi không hiểu nổi chúng ta đã có bài học về xi măng, tại sao chúng ta vẫn muốn đầu tư ồ ạt vào ngành lọc dầu.
Ông Nguyễn Mại đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tôi không hiểu tại sao 2 DN Thái Lan lại đầu tư hai dự án lọc dầu lớn như vậy ở Bình Định và Vũng Tàu. Tại sao họ không làm bên Thái Lan mà lại sang Việt Nam? Càng lạ hơn khi họ làm lọc dầu để XK chứ không phải để bán trong nước. Trong khi đó, nguồn dầu mỏ phục vụ việc lọc hóa dầu lại hầu hết là đều từ NK. Và vì sao khi tất cả các dự án lọc dầu trong quy hoạch đi vào hoạt động, chúng ta đã có 50-60 triệu tấn xăng dầu, trong khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng 15-16 triệu tấn mà vẫn tiếp tục thu hút đầu tư vào lĩnh vực này?
Liệu với hàng loạt dự án lọc dầu “khủng” đã và đang thực hiện, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về lọc dầu? Theo một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, đây là điều khó có thể xảy ra, vì Việt Nam không phải là nước có trữ lượng dầu mỏ “khổng lồ” như các nước Ả rập. Việc các DN sang tận Trung Đông để NK dầu về Việt Nam lọc cũng là điều không thực tế. Bài học “tôn trọng quy hoạch” của thép, xi măng hy vọng sẽ được cơ quan quản lí các cấp nhìn nhận thấu đáo, để nỗi ám ảnh cung vượt cầu của hai ngành này sẽ không “vận” vào ngành lọc dầu.
Lương Bằng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·16 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi viết “Huế
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 29/11/2024: Đồng Yen Nhật biến động trái chiều giữa các ngân hàng thương mại
- ·Iran cảnh báo 'hậu quả thảm khốc' nếu Israel tấn công Lebanon
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Houthi công bố video hiện trường bắn rơi UAV MQ
- ·VINATEA sẽ chào bán 11,8 triệu cổ phần vào ngày 16.9 tới
- ·Phục hồi, phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·STG muốn tăng vốn gấp 4 lần, lên 332 tỷ đồng
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Nâng cao hình ảnh du lịch, đảm bảo an toàn cho du khách
- ·Bán hết 3 triệu cổ phần Dược phẩm Trung ương 1
- ·Hải quan Hải Phòng: Không xét thi đua đơn vị để phát sinh nợ thuế
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Thị trường hàng hóa hôm nay 29/11: Giá cà phê Robusta neo đỉnh lịch sử
- ·Doanh nghiệp du lịch vượt “bão” COVID
- ·Công ty Vận tải và Dịch vụ Hàng hóa Hà Nội bị phạt 40 triệu đồng
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·Cổ phiếu KTB bị đưa vào diện cảnh báo từ 20/8