会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ lệ kèo chính xác】“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ!

【tỷ lệ kèo chính xác】“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ

时间:2025-01-11 07:18:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:939次

VHO - Trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa- Dấu ấn thời gian" đã ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia vào ngày 28.8. Hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng,áuvậtChampahémởnhữngbấtngờtỷ lệ kèo chính xác bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ XVII - XVIII) đã mang đến sự bất ngờ, choáng ngợp với người xem. Hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 1
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9 (1945 - 2024), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hoá Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức trưng bày chuyên đề "Báu vật Champa- Dấu ấn thời gian".

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 2
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương và các đại biểu tham quan các hiện vật đặc sắc tại trưng bày

Champa - quốc gia cổ đại từng tồn tại từ năm 192 đến năm 1832 ở khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay. Văn hoá Champa chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Java, với những sáng tạo riêng biệt, đã tạo nên những phong cách nghệ thuật đặc sắc, đỉnh cao như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Mẫm...

Nhiều di tích đền tháp và các công trình kiến trúc, điêu khắc còn tồn tại đến ngày nay cho thấy Ấn Độ giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của vương quốc Champa xưa.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 3
Trưng bày thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia văn hóa, di sản

TS. Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, Vương quốc Champa phát triển hưng thịnh nhất vào các thế kỷ thứ IX - X, XI - XII. Sau thế kỷ XV, do những thăng trầm lịch sử, trung tâm của vương quốc Champa dịch chuyển dần về phía Nam.

Theo đó, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Champa cũng có nhiều biến đổi, mang những sắc thái mới. Giai đoạn từ năm 1692, khi chúa Nguyễn đặt Trấn Thuận Thành trên vùng đất Champa, đến năm 1832, khi Champa chính thức sáp nhập vào Đại Nam dưới triều vua Minh Mạng, những vấn đề về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật Champa còn ít được quan tâm, nghiên cứu.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 4
Nhà sử học Dương Trung Quốc xem các hiện vật trưng bày

Khi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Champa, ngoài các công trình kiến trúc đền tháp ở khu vực miền Trung với các phong cách nghệ thuật và khung niên đại tương ứng, ngay từ cuối thế kỷ XIX, các học giả người Pháp đã biết đến những vật dụng, đồ thờ phụng quý giá của vua và hoàng tộc Champa thuộc giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Năm 1905, hai nhà khảo cứu nổi tiếng người Pháp là H. Parmentier và E. Durand đã công bố kết quả nghiên cứu, giới thiệu khá chi tiết về những “kho báu” của các vua Chăm trên tạp chí của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 5
“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 6

“Qua các tài liệu đó, chúng ta có được những hình ảnh chân thực đầu tiên để nhận diện và đánh giá những hiện vật thuộc loại hình này đang nằm trong các bộ sưu tập của các bảo tàng, các sưu tập tư nhân trong và ngoài nước”, theo ông Nguyễn Văn Đoàn.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu và lựa chọn hơn 60 hiện vật tiêu biểu bằng chất liệu vàng, bạc thuộc giai đoạn lịch sử này (thế kỷ XVII - XVIII) để giới thiệu tới công chúng, trong đó hầu hết các hiện vật lần đầu tiên được đưa ra trưng bày.

Ông Đoàn cho biết, trưng bày “Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian” nhằm giới thiệu tới công chúng một số loại hình hiện vật đặc sắc chất liệu vàng, bạc của văn hoá Champa có niên đại thế kỷ XVII - XVIII,  một giai đoạn lịch sử, văn hóa Champa dường như còn ít được biết tới.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 7
Những hiện vật tinh xảo, đặc sắc và vô cùng quý hiếm

Những hiện vật tinh xảo, đặc sắc và vô cùng quý hiếm không chỉ hé mở nhiều bất ngờ về nền văn hóa cổ đại Champa mà còn khiến cho công chúng bước chân vào không gian trưng bày bày tỏ sự trầm trồ, choáng ngợp. Giới chuyên gia di sản nhận định, đây là một trong những sưu tập hiếm hoi, đặc biệt giá trị được ra mắt công chúng từ trước đến nay.

 Trưng bày gồm 2 phần: Tượng và linh vật tôn giáo; Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc.

Ở hai chủ đề này, lần đầu tiên, những hiện vật tiêu biểu như tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, Linga - Yoni, kosalinga, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý đã ra mắt công chúng.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 8

Như những quốc gia cổ khác trong khu vực, Champa tiếp nhận và chịu ảnh hưởng cả hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Vì vậy, phổ biến nhất trong di sản Champa là các tượng thần, Phật và linh thú, linh vật của hai tôn giáo này.

 Thần Shiva là một trong những vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Trong giáo phái Shaiva- một truyền thống chính của Ấn Độ giáo, Shiva được coi là vị thần tối cao. Trong một số dòng Ấn Độ giáo khác, Shiva cùng với Brahma và Vishnu hợp thành bộ tam thần.

Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và danh hiệu khác. Tại trưng bày, công chúng có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật đặc sắc là Tượng thần Shiva (Vàng, thế kỷ XVII- XVIII), Tượng thần Shiva tay cầm đinh ba (Vàng và đá quý, thế kỷ XVII-XVII)… cùng nhiều hiện vật giá trị khác.

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 9
“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 10

Chiếm số lượng nhiều nhất trong các kho báu Champa là những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo.

Tại trưng bày, người xem được chiêm ngưỡng những hiện vật quý hiếm ở loại hình này, gồm những khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc...

Những hiện vật được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga… 

“Báu vật Champa” hé mở những bất ngờ  - ảnh 11

Đây là những vật dâng cúng cho thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều được thể hiện rất tinh mĩ với trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.

Theo ông Nguyễn Văn Đoàn, thông qua trưng bày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như lâu nay còn ít được biết tới. Từ đó, trân trọng và nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trưng bày cũng góp phần tiếp tục thực hiện đẩy mạnh vai trò của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng như các bảo tàng công lập trong việc phối hợp, hỗ trợ để các bảo tàng, sưu tập tư nhân có điều kiện phát huy giá trị di sản tới rộng rãi công chúng.

“Báu vật Champa- Dấu ấn thời gian” diễn ra đến tháng 10.2024.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
  • Việt Nam thua đồng chủ nhà World Cup nữ
  • Ký ức người trong cuộc về chuyến thăm vùng giải phóng của Fidel
  • Thanh toán sai hàng trăm tỷ ở dự án đường dẫn cầu Phú Mỹ
  • Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
  • Thành lập Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô
  • Hoàn thành việc chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân trong tháng 10/2022
  • Becamex Bình Dương khó khăn trong cuộc đua trụ hạng
推荐内容
  • Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
  • Đầu tư lớn cho hạ tầng giao thông khu vực miền Trung
  • Quảng Trị: Yêu cầu doanh nghiệp chứng minh năng lực tài chính để gia hạn tiến độ
  • Thừa Thiên Huế tổ chức chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
  • Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
  • Văn Toàn: 'Việt Nam sẽ đá tốt ở Asian Cup 2023'