【kết quả trận lokomotiv moscow】“Mục tiêu kép” từ sản xuất phân vi sinh
Giải pháp phục hồi tài nguyên đất
Nông dân thường có thói quen chỉ quan tâm làm thế nào để cây trồng đạt năng suất cao nhất,ụctiecircukeacuteprdquotừsảnxuấkết quả trận lokomotiv moscow mà ít quan tâm đến sự đầu tư bền vững cho môi trường, nhất là đối với tài nguyên đất. Do vậy, đất trồng càng trở nên cằn cỗi, bạc màu, độ PH trong đất suy giảm. Từ đó các loại vi sinh vật và sâu bệnh hại trong đất gia tăng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Việc canh tác thiếu bền vững không chỉ dẫn đến vi sinh vật có lợi trong đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu trung, vi lượng ngày càng xuất hiện nhiều trên cây trồng.
Đoàn công tác của Bộ KH&CN kiểm tra mô hình trồng điều có sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil tại xã Bù Nho, huyện Phú Riềng (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021)
Cải tạo, phục hồi vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cây trồng phát triển tốt là một trong những ưu tiêu hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Theo các nhà khoa học, việc khắc phục tình trạng đất bị rửa trôi, bạc màu cần có giải pháp tổng thể, trong đó thay thế phân bón vô cơ bằng phân hữu cơ nhằm cải tạo đất là một trong những giải pháp mang tính bền vững ở giai đoạn hiện nay.
Tiến sĩ Đỗ Trung Bình, nguyên Trưởng bộ môn Khoa học đất, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết, để cải tạo đất, giải pháp tốt nhất là ngoài bổ sung các chất đa, trung, vi lượng như đạm, lân, kali, hằng năm nông dân cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ vi sinh để tăng độ mùn và cải tạo hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
Bình Phước có khoảng 449.568 ha đất đang canh tác, tương đương cần khoảng 449.568 tấn phân bón hữu cơ vi sinh mỗi năm cho cây trồng. Trong khi đó, các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của tỉnh chỉ đáp ứng khoảng 20.000 tấn/năm, như vậy lượng phân hữu cơ vi sinh còn thiếu từ 400-500 ngàn tấn/năm.
Với mục tiêu tạo ra nguồn phân hữu cơ chất lượng cao để khắc phục sự thiếu hụt trên thị trường hiện nay và giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng cây trồng, năm 2017, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), nay là Trung tâm KH&CN tỉnh đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột sắn (mì) tại tỉnh Bình Phước”. Dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi do Bộ KH&CN quản lý. Đơn vị phối hợp là Công ty cổ phần Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sạch, xã Bù Nho, huyện Phú Riềng. Sau thời gian thử nghiệm, dự án đã được Hội đồng tư vấn Sở KH&CN đánh giá, nghiệm thu ngày 27-8.
...và những hiệu quả mang lại
Sau 2 năm triển khai, dự án đã đáp ứng mục tiêu và 14 nội dung được phê duyệt. Dự án đã xây dựng mô hình xưởng sản xuất dịch men với 8 chủng vi sinh vật, khối lượng 18 ngàn lít; xây dựng xí nghiệp sản xuất phân bón sinh học hơn 1.400 tấn; xây dựng 5 mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil cho 5 loại cây trồng chủ lực của địa phương; xây dựng 2 kiểu dáng công nghiệp hàng hóa; tổ chức đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở làm chủ công nghệ sản xuất và các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề hướng dẫn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh…
Việc đầu tư xây dựng, ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học Hudavil từ chất thải rắn và bùn hồ sinh học của các nhà máy chế biến tinh bột mì có giá thành rẻ hơn so với các loại phân hữu cơ vi sinh cùng loại. Từ việc tận dụng chất thải của các nhà máy chế biến tinh bột mì tại địa phương đã góp phần giảm cước phí vận chuyển, tạo thêm việc làm cho người dân, thúc đẩy sản xuất, hình thành tập quán sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cùng với đó là hình thành và từng bước phát triển vùng nguyên liệu bền vững, ổn định trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm của địa phương. Đời sống người dân trong vùng triển khai dự án ngày được nâng cao, diện mạo nông thôn từng bước phát triển.
Trong 2 niên vụ triển khai dự án, tổng giá trị phân bón hỗ trợ nông dân áp dụng mô hình khoảng 9 tỷ đồng. Qua thử nghiệm cho thấy, cây trồng sử dụng phân bón vi sinh Hudavil phát triển tốt, tỷ lệ ra hoa, đậu trái cao, năng suất và lợi nhuận tăng so với những niên vụ không sử dụng. Cụ thể, đối với cây cao su, hàm lượng mủ tăng từ 20-30%, năng suất cây điều đạt từ 1,4-2,5 tấn/ha.
Cùng với đó, dự án đã góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Trung ương và tỉnh về vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng thời, đưa tiến bộ KH&CN đến với nông dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế và sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên. Theo kế hoạch, thời gian tới, Trung tâm KH&CN tỉnh sẽ phối hợp xây dựng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hudavil đến từng xã, chi hội nghề nghiệp trong tỉnh, tổ chức hội thảo để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nông dân.
Hiền Lương - Kiều Dung
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Gỡ vướng pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
- ·Hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất
- ·TV.Pharm hợp tác Siemens phát triển cơ sở hạ tầng Cụm CN Dược phẩm Công nghệ cao
- ·Mới 15 tuổi, trẻ đã viêm loét dạ dày phải cấp cứu
- ·Đổ xô mua thịt vịt đông lạnh Trung Quốc giá rẻ: Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh
- ·Tai nạn khi rửa xe, người đàn ông chịu cảnh mù mờ suốt 4 tháng
- ·Thấy ho sốt, thai phụ đi khám phát hiện mắc 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
- ·Vì đâu lại lệch pha tỷ giá?
- ·Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý vướng mắc trong áp thuế sản phẩm thủy sản
- ·28000 ống thuốc Protamin sulfat dùng mổ tim lồng ngực về Việt Nam
- ·Tết Mậu Tuất 2018: ‘Thủ phủ’ hoa Tây Tựu khoác ‘áo mới’ chờ giờ ‘lên sóng’
- ·Thái Lan rà soát cuối kỳ áp thuế chống bán phá giá với thép Việt
- ·Đánh giá giữa kỳ Sáng kiến chung Việt Nam
- ·Biến thể BA.5 chiếm ưu thế ở các ca bệnh Covid
- ·Đừng nghĩ quả chuối bổ mà ăn nhiều, đây là lý do khiến bạn giật mình
- ·Hội chứng Klinefelter là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu ra sao?
- ·Lý do đồ ăn cay nóng tốt cho sức khỏe
- ·TPHCM có thêm điểm cung cấp nông sản sạch cho người tiêu dùng
- ·Giỗ tổ Hùng Vương và lễ 30/4
- ·Loài muỗi cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất