【kết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ】Tháo "nghẽn" phát triển cụm công nghiệp
Hơn 17% CCN có hệ thống xử lý nước thải
Theáoampquotnghẽnampquotpháttriểncụmcôngnghiệkết quả bóng đá siêu cúp nam mỹo báo cáo của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), đến nay, cả nước đã thành lập 807 CCN với tổng diện tích 26.565 ha. Số CCN đi vào hoạt động là 680 cụm, thu hút được khoảng 11.800 dự án. Việc phát triển CCN được đánh giá đã góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương theo định hướng quy hoạch; có chuyển biến tích cực trong việc thu hút các DN, nhà đầu tư tiềm năng ở các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế, tạo ra giá trị gia tăng cao (như tại Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh…). Thông qua hoạt động sản xuất của các DN trong CCN đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các địa phương... Tuy nhiên, trong phát triển CCN, điểm rất đáng chú ý là đến nay mới chỉ có 117 CCN có hệ thống xử lý nước thải chung đi vào hoạt động, chiếm hơn 17% các CCN đã hoạt động.
Ông Ngô Quang Trung-Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đánh giá: Nghị định 68 của Chính phủ có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý thống nhất, rõ ràng hơn, góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn còn gặp khó trong việc triển khai Nghị định 68. Điển hình như, quy định về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN hiện nay không còn phù hợp với Luật Quy hoạch; việc lựa chọn chủ đầu tư cần được hướng dẫn cụ thể hơn. Bên cạnh đó, ông Trung cũng chỉ ra: Việc chấp hành một số nội dung, quy định của Nghị định 68 tại một số địa phương chưa nghiêm túc, đầy đủ. Ví dụ như, phê duyệt quy hoạch CCN không đúng thủ tục tại Thanh Hóa, Thái Bình… Việc phối hợp giữa các sở, ngành trong việc xây dựng và thực hiện quy định giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến CCN theo hướng một cửa, liên thông còn hạn chế… "Đặc biệt, tại nhiều địa phương, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp cũng như lựa chọn bố trí dự án đầu tư vào CCN vẫn chưa chú ý đúng mức yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội...", ông Trung nhấn mạnh.
Cần đồng bộ các văn bản pháp luật
Từ góc độ địa phương, ông Phan Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết: Đến nay, Bắc Giang đã có 18/38 CCN có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật. Để mở rộng CCN và tiếp nhận các dự án đầu tư vào CCN, theo Nghị định 68, các tổ chức cá nhân chỉ cần thỏa thuận với chủ đầu tư về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp, ngành nghề, quy hoạch, giá thuê đất, nhà xưởng. Tuy nhiên, ông Hùng phân tích: Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường CCN, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lại quy định: Không được mở rộng CCN, tiếp nhận thêm dự án đầu tư vào CCN trong trường hợp cụm chưa có công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. “Như vậy, các dự án đầu tư vào CCN chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đã có hạ tầng kỹ thuật là đường, điện và hệ thống xử lý nước thải… Điều này làm hạn chế huy động vốn của chủ đầu tư và lợi thế về thời gian của DN tham gia xây dựng và kinh doanh hạ tầng các CCN, giảm chỉ số cạnh tranh của tỉnh”, ông Hùng nói.
Để tạo thuận lợi cho quản lý CCN ngay từ khâu quy hoạch, thành lập, hoạt động sản xuất trong CCN và giảm các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh, ông Hùng kiến nghị: Chính phủ điều chỉnh thời gian, trình tự thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và thành lập, mở rộng CCN phù hợp với quy chế hoạt động của tỉnh; đồng thời giao cho Sở Công Thương chủ trì tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanh trong CCN…
Liên quan tới vấn đề này, ông Đàm Tiến Thắng- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 68 khá rộng, có liên quan đến nhiều luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… Do đó, cần có các hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan để việc triển khai được thông suốt, tránh khó khăn vướng mắc do chưa có sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật.
Đứng trước các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong phát triển CCN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho hay: Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xây dựng Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 68 về quy hoạch phát triển CCN, trình Chính phủ trong quý IV/2019 và Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN giai đoạn 2020-2025 từ ngân sách Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2019. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng, hoàn thiện thể chế, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động liên quan đến CCN; thường xuyên cung cấp thông tin, trao đổi và phối hợp trong việc quản lý nhà nước về CCN...
(责任编辑:World Cup)
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Kết nối thông tin hoàn thuế với hệ thống quản lý bán hàng của DN
- ·Triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại Cảng Đà Nẵng
- ·Thanh Hóa: Đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với nguyên Chủ tịch huyện Yên Định
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Lễ khai mạc World Cup 2022
- ·Thị trường chứng khoán hồi phục bền vững và tăng trưởng tích cực trong năm 2020
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 23/11
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Xác định trước mã số hàng hóa: Cả Hải quan và doanh nghiệp đều được lợi
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Hải quan Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách 48.590 tỷ đồng năm 2016
- ·Siêu phẩm đẳng cấp thế giới của Văn Hậu vào lưới Bình Định
- ·Man City sắp đau đầu, Haaland đã bị bắt bài từ De Bruyne
- ·Tây Ninh Smart
- ·Triển khai địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại Cảng Đà Nẵng
- ·Đan Mạch vs Tunisia bảng D World Cup 2022 Chớ mạnh tay
- ·Cho phép tái xuất hàng hóa sang Trung Quốc qua sông Lục Lầm
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Cục CNTT& Thống kê Hải quan: Đầu tàu trong công tác hiện đại hóa