【trận kups】Bộ trưởng Tài chính lý giải việc thiết bị y tế viện trợ từng tắc ở hải quan
Sáng 9/1,ộtrưởngTàichínhlýgiảiviệcthiếtbịytếviệntrợtừngtắcởhảtrận kups Quốc hội thảo luận về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 về nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất với tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, ông Hòa băn khoăn về đề xuất của Chính phủ khi bổ sung dự toán NSNN, vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, chi thường xuyên chưa có dự toán chi của năm 2021 là hơn 14.000 tỷ đồng.
Đại biểu cho rằng, việc “chi trước, quyết toán sau” là chưa đúng quy định luật ngân sách. Ông Hòa đề nghị Chính phủ quan tâm vấn đề này. Song ông cũng nhấn mạnh, do dịch diễn biến phức tạp, ngân sách khó khăn trong khi rất cần chi phòng chống dịch, nên việc bổ sung dự toán chi cần thiết. Lưu ý đây là nguồn hỗ trợ không hoàn lại của nước ngoài, ông Hòa nói, vấn đề này rất đáng quan tâm.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nhắc đến việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép chuyển nguồn hơn 5.000 tỷ đồng kinh phí phòng dịch 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách 2022, hay việc điều chuyển vốn vay lại của các địa phương cũng được Bộ Tài chính tổng hợp rất chậm.
Vì thế, đại biểu băn khoăn liệu việc điều chỉnh lần này đã đủ tiền để thực hiện chi các dự án đó và các năm sau lại tiến hành điều chỉnh tiếp, đây có phải là hiện tượng lách luật? Nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc “gác cửa” chưa nghiêm, trong khi kỷ luật, kỷ cương tài chính vẫn là căn bệnh trầm kha đến bây giờ vẫn chưa giải quyết được.
Do vậy, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị Bộ trưởng Tài chính quan tâm, báo cáo với Quốc hội về nguyên nhân của tình trạng này.
Giải trình ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa về vấn đề bổ sung vốn viện trợ nước ngoài chưa có trong dự toán và thực tế những khoản này đã chi, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, những khoản viện trợ của nước ngoài là những khoản viện trợ không có dự toán trước.
"Khi có một sự biến động gì đấy họ mới tài trợ cho mình. Khi họ thông báo tài trợ thì lúc đấy chúng tôi thông báo cho địa phương hoặc trực tiếp tài trợ cho các tỉnh. Thường các khoản chi này nhỏ lẻ và bất thường, cho nên không có dự toán từ trước", ông Phớc giải thích.
Bộ trưởng cho biết, trong năm 2021, 2022 vừa qua, nguồn này chủ yếu là tài trợ, ủng hộ cho việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với các thiết bị y tế, kit test, vắc xin,.. tài trợ trực tiếp cho các tỉnh, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội. Các tỉnh sau khi tiếp nhận phục vụ để chống dịch thì mới tập hợp gửi về cho Bộ Tài chính.
Ông Hồ Đức Phớc cho biết, "những việc làm này nhiều khi cũng rất bị động. Chúng tôi nhiều khi cũng phải vì dân, cho nên có những lúc phải bất chấp nguyên tắc".
Dẫn chứng thời điểm đỉnh dịch tại TP.HCM rất nhiều người chết, Bộ trưởng Tài chính cho biết, theo quy định, phải có đầy đủ hồ sơ, thủ tục thì Tổng cục Hải quan mới được cho xuất hàng, thông quan.
Ông kể quy trình khi ấy, kit test, vắc xin về, nhà tài trợ thông báo và Bộ trưởng Y tế tới nhận nhưng Cục Hải quan TP.HCM không cho nhận. Thứ trưởng Công an lên nhận, Bệnh viện Chợ Rẫy lên nhận cũng không được.
Bộ trưởng nói: “Tôi phải gọi điện do Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Tôi nói sẽ chịu trách nhiệm. Bây giờ dân chết, phải cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch nhận để phục vụ dân, còn tôi sẽ chịu trách nhiệm, nhưng họ cũng không cho xuất. Tôi nói nếu ngày hôm nay không xuất thì phải chịu trách nhiệm, trả chức cho bộ, lúc đấy mới cho Bộ Y tế, cho Bệnh viện Chợ Rẫy nhận. Cho nên, có những lúc chúng ta phải đảm bảo phục vụ dân, tức là cho xuất hàng trước và hoàn thủ tục sau".
Bộ trưởng báo cáo và mong ĐBQH "thấu hiểu và thông cảm" là Bộ Tài chính phải luôn luôn chủ động, tuy nhiên, trong phạm vi của mình, còn những việc thực hiện chậm hay chưa dự báo được.
Trả lời đại biểu Tạ Văn Hạ về việc phân bổ dự toán là có sự ưu ái đối với ngành hải quan, ngành thuế hay không, Bộ trưởng Tài chính cho biết, chế độ đặc thù của các bộ, ban ngành sẽ thay đổi theo chính sách tiền lương mới, nên việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan không phải là sự thiên vị.
Bộ trưởng nêu rõ, Bộ chú trọng đảm bảo cơ sở vật chất đề hiện đại hóa cơ sở vật chất, đảm bảo ngành thuế, ngành hải quan, với những cơ sở vật chất thừa, không sử dụng đến, hai ngành này sẽ trả về địa phương để bố trí cho các cơ quan hành chính của địa phương.
Đề xuất chuyển hơn 5.000 tỷ chống dịch còn dư của 24 địa phương
Chính phủ đề nghị cho phép 24 địa phương được chuyển nguồn hơn 5.000 tỷ đồng đã được bố trí chi cho phòng chống dịch Covid-19 năm 2021 nhưng chưa sử dụng hết sang niên độ ngân sách năm 2022.(责任编辑:World Cup)
- ·Sự bế tắc của gia đình có con ung thư máu
- ·Tăng trưởng GDP năm 2016 không đạt chỉ tiêu
- ·Ngày này năm xưa ngày 11/2: Ban hành Nghị quyết số 55 về Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam
- ·Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Bangladesh
- ·Giả định: Nếu nổ xe do xăng…
- ·Triều Tiên mô tả “tình huống xấu nhất” ở bán đảo
- ·Khuyến khích cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm PCR
- ·Lĩnh vực Công Thương đạt được thành tựu quan trọng trong năm 2022
- ·Bố và con trai cùng lén lút chăm một cô gái
- ·Ở Cuba, thiếu niên tiền phong giám sát thùng phiếu bầu cử
- ·Đề xuất bổ sung 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng công an
- ·Giao lưu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Hàn
- ·Lập Ban Chỉ đạo về cải cách chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công
- ·Tập đoàn Hoá chất phải nhận rõ yếu kém để tái cấu trúc
- ·Yêu đàn ông có vợ, khi cần thì ngọt nhạt hết lời
- ·Ấm lòng ngày hội hiến máu “Giọt hồng tri ân”
- ·Bài 5: Siết điều kiện cho vay lại, tăng chế tài quản lý
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tái cơ cấu DNNN phải đạt mục tiêu kép
- ·10 năm nữa, anh và em ai sẽ hạnh phúc hơn?
- ·Đức chấm dứt khủng hoảng chính trị