【marseille đấu với angers】Vì sao chính quyền xã không xác nhận cho gia đình bà Trần Thị Liên thuộc diện chính sách?
Trao đổi với P.V, ông Phan Quang Minh, Chủ tịch UBND xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, cho biết: “Chúng tôi nhận có thiếu sót trong việc không xác nhận gia đình bà Trần Thị Liên thuộc diện gia đình chính sách như bà yêu cầu”. Như thế, có thể khẳng định gia đình bà Liên thuộc diện gia đình chính sách như bà từng khiếu nại đến Báo Bình Dương.
Bà Trần Thị Liên đang nói về bằng Tổ quốc ghi công của anh trai Trần Văn Hảo
Đừng gắn việc này với việc kia
Bà Liên tỏ ra bức xúc trước quyết định của chính quyền địa phương: “Những việc tôi làm sai thì tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật như những công dân khác. Tuy nhiên, việc chính quyền địa phương không xác nhận gia đình chúng tôi thuộc diện gia đình chính sách là không được. Bởi, việc này liên quan đến uy tín, truyền thống cách mạng của gia đình”, bà Liên nói.
Bà Liên trình bày: Vào ngày 26-2-2015, tôi có sử dụng 2 xe máy cuốc, 1 xe máy cày đến lô đất của gia đình ở ấp Đất Đỏ đào và móc đất chở về đổ vào một lô đất khác của gia đình ở ấp Phú Bình. Mục đích là nâng nền đất này cao lên để chúng tôi xây nhà cho con trai. Khi xe đang chở đất từ ấp Đất Đỏ về ấp Phú Bình thì bị cán bộ địa chính xã An Lập bắt giữ và lập biên bản. Họ cáo buộc gia đình tôi móc đất để bán. Sau đó, UBND xã An Lập ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng, nếu đóng đủ tiền phạt, xã sẽ trả lại phương tiện cho gia đình tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần trình bày là kéo đất về đổ nền nhà nhưng chính quyền địa phương vẫn không xem xét, cho rằng chúng tôi móc đất để bán. Vì tôi không chấp nhận mức xử phạt này, chính quyền xã đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Dầu Tiếng.
“Qua xem xét hoàn cảnh gia đình, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn gia đình tôi làm đơn trình chính quyền xã xác nhận gia đình tôi thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng để được giảm nhẹ tiền phạt. Tuy nhiên, khi tôi về làm đơn gửi xã xác nhận thì lãnh đạo xã không xác nhận”, bà Liên trình bày.
Bà Liên cho biết gia đình bà có 2 người anh và một người chị ruột tham gia cách mạng và đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Đó là ông Trần Văn Hảo, Trần Văn Hảnh và bà Trần Thị Mai. Hiện bà Liên là người thờ cúng 3 liệt sĩ trên và mẹ ruột là bà Lê Thị Cà, mẹ Việt Nam anh hùng. “Không biết vì nguyên nhân gì mà chính quyền xã An Lập không công nhận gia đình tôi là gia đình chính sách. Tôi có gửi khiếu nại lên UBND huyện Dầu Tiếng nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời thấu đáo. Nếu cho rằng tôi vi phạm trong làm ăn, là do tôi không hiểu biết về pháp luật, còn gia đình tôi thuộc gia đình chính sách đã được Nhà nước công nhận từ lâu”, bà Liên bức xúc.
Chủ tịch xã nhận thiếu sót
Trao đổi với P.V về những khiếu nại của gia đình bà Liên, ông Phan Quang Minh, Chủ tịch UBND xã An Lập, cho biết: “Sau khi cán bộ địa chính xã phát hiện gia đình bà Liên móc đất trái phép, không có giấy phép khai thác khoáng sản đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện. Xét hoàn cảnh gia đình bà, xã đã quyết định xử phạt 3 triệu đồng về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đây là mức thấp nhất, nhưng gia đình bà Liên vẫn không chấp hành. Khi xã chuyển vụ việc lên huyện, ngày 12-3-2015, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai với bà Trần Thị Liên. Số tiền xử phạt lên đến 6 triệu đồng. Theo quyết định này, bà Liên đã có hành vi vi phạm hành chính như: Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, được quy định tại điều 24, khoản 1, điều a Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”.
Việc bà Liên khiếu nại vì sao chính quyền xã An Lập không xác nhận gia đình bà thuộc hộ chính sách, ông Minh xác nhận: “Chúng tôi nhận có thiếu sót trong việc không xác nhận gia đình chính sách cho hộ bà Liên. Khi nhận khiếu nại của bà Liên, Bí thư Đảng ủy xã đã làm việc với chúng tôi và đã nhắc nhở những thiếu sót này, chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Trước đó, sở dĩ UBND xã không xác nhận cho gia đình bà Liên thuộc hộ chính sách là vì chúng tôi nghĩ rằng, gia đình chính sách thì đã có Nhà nước lo mọi chuyện rồi, không để cho ai bị thiệt đâu. Mình làm sai, vi phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải công bằng như mọi công dân khác chứ không phải khi đụng chuyện là đưa gia đình chính sách ra để làm “bình phong”. Cũng vì nghĩ thế mà UBND xã không xác nhận vào đơn của bà Liên chứ không có chuyện xã không công nhận gia đình bà Liên thuộc diện gia đình chính sách. Chúng tôi rất mong gia đình bà Liên hiểu việc này!”.
QUẢNG ĐIỀN - THANH QUANG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
- ·Nhật Bản bắt đầu cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip
- ·Bộ TT&TT phân công đầu mối thúc đẩy phát triển, sử dụng các nền tảng số quốc gia
- ·Doanh nghiệp nhóm VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 6 nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp nền kinh tế bứt phá
- ·Nhà mạng có trách nhiệm đảm bảo an toàn số mức cơ bản cho người dân
- ·Người Việt chuộng mua smartwatch giá từ 5
- ·Tập đoàn Cao su ước lãi ròng hơn 3.000 tỷ sau 7 tháng
- ·3 truyện ngắn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất cho báo tường ngày 20/11
- ·Mục tiêu cuối cùng của quản lý nhà nước là phát triển bền vững
- ·Hà Nội kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố
- ·Công bố báo cáo về kinh tế số và xã hội số Việt Nam trong tháng 7
- ·Đẩy mạnh khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip
- ·Chuyển đổi số giúp phát triển du lịch thông minh ở Quảng Ninh
- ·Thêm một nhà máy ô tô ở Việt Nam dừng hoạt động vì dịch Covid
- ·Viettel được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất châu Á
- ·Hướng đến chuyển đổi số toàn diện tại huyện đảo Phú Quý
- ·Đề xuất chế độ hỗ trợ công chức, viên chức làm chuyển đổi số, an ninh mạng
- ·Nở rộ gói bảo hiểm Covid
- ·Luật Giao dịch điện tử mang đến nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp