【diem bong da anh】Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Cơ hội lớn cần khơi thông
Trong bối cảnh hiện nay,ịtrườngtráiphiếudoanhnghiệpCơhộilớncầnkhơithôdiem bong da anh thị trường này rất cần được thúc đẩy phát triển sớm để giúp doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn.
Vẫn đang ở mức “sơ khai”?
Không ai có thể phủ nhận rằng, tiềm năng phát triển của thị trường phát hành TPDN Việt Nam còn rất lớn. Trong khi ở khu vực ASEAN+3 quy mô bình quân là 21,7% GDP, thì thị trường TPDN của Việt Nam mới đạt quy mô 2,5% GDP, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 là 7% GDP.
Thông tin tại Đề án Hoàn thiện và Phát triển thị trường TPDN Việt Nam đang được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) lấy ý kiến đóng góp cho biết, thị trường phát hành của Việt Nam tương đối ổn định trong những năm gần đây. Khối lượng phát hành TPDN hàng năm dao động trong khoảng 25.000 đến 30.000 tỷ đồng và không thay đổi nhiều từ năm 2010 đến 2014. Do quy mô tuyệt đối không đổi, nên tỷ trọng khối lượng phát hành hàng năm so với GDP giảm dần.
Cùng với đó, cơ cấu TPDN phát hành cũng còn bất cập. Trong khi nhiều nước tỷ lệ phát hành đại chúng chiếm đa số, thì TPDN tại Việt Nam chủ yếu được phát hành theo hình thức riêng lẻ, chiếm tới gần 99% khối lượng phát hành toàn thị trường. Trong giai đoạn 2013 -2015, chỉ có khoảng 7.000 tỷ đồng TPDN được coi là phát hành ra công chúng, chủ yếu là TPDN chuyển đổi, TPDN phát hành có kèm chứng quyền. (Xem biểu đồ)
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý hiện hành của Việt Nam về thị trường phát hành TPDN là tương đối đầy đủ những yêu cầu cần thiết với sự phát triển của thị trường. Nghị định 90/2011/NĐ-CP là văn bản chính định hình thị trường TPDN tại Việt Nam, bao gồm những quy định chung về việc phát hành TPDN. Tuy nhiên, hiện tại phát hành TPDN dưới hình thức đại chúng còn hạn chế, với các luật định liên quan còn chưa đầy đủ, phù hợp. Điều bất cập này hình thành từ hai lý do chính: Tổ chức phát hành TPDN là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đạt đủ yêu cầu cho việc phát hành đại chúng và phát hành TPDN còn mang hình thức tín dụng.
Hiện nay, ngân hàng thương mại là nhà đầu tư (NĐT) tham gia chính trên thị trường TPDN. Khác với TPCP, TPDN được các ngân hàng xếp vào nhóm tín dụng và thường do bộ phận nhân sự về tín dụng phụ trách. Thị trường do vậy mang nhiều bản chất của thị trường tín dụng hơn là thị trường vốn. Hơn nữa, hiện không có thống kê đầy đủ về giao dịch thứ cấp TPDN nên không rõ tỷ lệ sở hữu của NĐT thay đổi như thế nào sau phát hành.
Về thông tin thị trường, tuy khuyến khích việc minh bạch hóa nhằm bảo vệ NĐT, song tổ chức mô hình hiện tại chỉ khi phát hành đại chúng mới có quy định về công bố thông tin, trong khi đó chủ yếu phát hành là riêng lẻ. Trên thực tế, do không có quy chuẩn về đăng ký thông tin phát hành và quy chuẩn về công bố thông tin liên quan đến nghĩa vụ thực hiện quyền, hoạt động thống kê quy mô thị trường sau phát hành gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, về giao dịch, khối lượng TPDN được giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán còn rất ít; trong khi đó, giao dịch trên thị trường OTC hầu như không có thống kê nào chính thức.
Mục tiêu lớn
Theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng quy mô thị trường từ 2,5% GDP hiện nay lên mức 7% GDP vào năm 2020. Còn về dài hạn, phấn đấu tiệm cận mức bình quân của khu vực ASEAN+3 là 20-25% GDP tới 2030. Về thanh khoản, tỷ trọng quy mô giao dịch/quy mô niêm yết khoảng 0,3 lần.
Do vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn tốt hơn, cần cải cách một cách căn bản cơ chế tổ chức thị trường TPDN, theo hướng gắn hoạt động chào bán, phát hành (trên thị trường sơ cấp) với đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch (trên thị trường thứ cấp). Thiết lập một thị trường TPDN đồng bộ, thống nhất, hiện đại (điện tử hóa) từ khâu phát hành sơ cấp tới khâu giao dịch và thanh toán giao dịch thứ cấp.
Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, điện tử hóa và gắn hoạt động phát hành, kể cả ra công chúng hay phát hành riêng lẻ, với việc đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch. Tổ chức thị trường giao dịch thứ cấp các TPDN trên cơ sở phát huy mô hình tổ chức thị trường TPCP chuyên biệt đã thành công.
Cùng với đó, tăng cường minh bạch hóa thông tin trên thị trường trái phiếu. Xây dựng trung tâm thông tin TPDN tập trung, thống nhất, tích hợp với hệ thống thông tin cấp quốc gia về toàn bộ thị trường trái phiếu Việt Nam, kể cả TPCP.
Mặt khác, thúc đẩy tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam; tạo điều kiện đa dạng hóa cơ sở NĐT, thu hút NĐT nước ngoài; đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường; từng bước áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, rút ngắn khoảng cách với các thị trường khu vực, hướng tới triển khai việc kết nối với thị trường trái phiếu khu vực ASEAN+3 vào khoảng cuối năm 2020.
Chu Thái
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Con bệnh tật suy kiệt, mẹ đối diện nguy cơ mất nhà cửa
- ·Câu hỏi trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia khiến thí sinh 'toát mồ hôi'
- ·'Rong ruổi' hay 'dong duổi', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Tái diễn tuyển sinh 'chui' lớp 10 ở Hà Nội
- ·Công ty Á Châu ủng hộ Đà Nẵng hơn 1000 lít Nano bạc khử trùng bệnh viện
- ·Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Xông xáo' hay 'xông sáo'?
- ·Những lợi ích khi lựa chọn hình thức thi IELTS trên máy tính
- ·Từ tết tới giờ chồng em cho con được 700 nghìn
- ·Lối sống 'thu nhập 2 tỷ, chỉ tiêu 1 triệu đồng' của thiên tài Toán gây tranh cãi
- ·Án lệ trong pháp luật Việt Nam
- ·'Con tôi khóc cả đêm sau khi tham gia lễ hội Halloween ở trường'
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?
- ·Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945
- ·Bấm lỗ tai, xăm hình có được đi nghĩa vụ quân sự?
- ·Địa phương nào tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất Việt Nam?
- ·5 học sinh trường Newton vào đội tuyển thi quốc gia của Hà Nội
- ·Lịch thi đánh giá tư duy năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội
- ·Bị suy thận mạn, cậu bé sợ hãi đối diện với cái chết
- ·Vị vua nào dẫn giặc vào xâm lược nước ta, sau bỏ mạng nơi đất khách?