会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định ac】Những nữ du kích kiên cường!

【nhận định ac】Những nữ du kích kiên cường

时间:2025-01-11 03:46:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:439次

Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,ữngnữdukchkincườnhận định ac một nhóm hơn chục cô gái tuổi còn thanh xuân đã tập hợp lại thành Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy để phục vụ cách mạng...

Những người trong Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường năm xưa gặp lại nhau trong niềm hân hoan khó tả.

Thấm thoát đã qua 46 năm miền Nam sạch bóng quân thù, đất nước hoàn toàn thống nhất. Nói về hào khí và ý nghĩa thiêng liêng của ngày 30-4 thì thế hệ trẻ chưa cảm nhận hết, nhưng với những người trực tiếp góp sức cho cuộc chiến ác liệt như các cô gái trong Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường thì ngày này thật đặc biệt với họ...

Ba chị em ruột cùng tham gia

Cả đội năm xưa có 13 người; nhìn tấm ảnh đen trắng không nhìn rõ mặt nhưng bà Hồ Thị Mười nhận ra mình, năm ấy, bà Mười mới 16 tuổi.

Tấm ảnh chụp Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường vào năm 1973.

Bà Mười kể lúc đó còn nhỏ chưa biết cách mạng là gì. Tin tức báo về người anh trai tham gia bộ đội và hy sinh ở sân bay Lộc Ninh đã trở thành biến cố, sự mất mát khó bù đắp của gia đình, biến bà Mười từ người thiếu nữ ngây thơ, chân chất trở nên mạnh mẽ, quyết tâm tham gia Đội nữ dân quân du kích của địa phương để tiếp nối sự nghiệp dở dang của anh mình.

Ngoài bà Mười, Đội nữ dân quân du kích xã Vĩnh Tường được thành lập vào ngày 16-6-1972 còn có 9 thành viên khác, nhiệm vụ của đội là phục vụ cho giai đoạn cao trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi, ác liệt ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau đó, đội kết nạp thêm 3 thành viên nữa do bà Bảy Lắm, Trưởng đội nữ dân quân tỉnh Cần Thơ, trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện. Tất cả họ đều là các cô gái tuổi đời mới mười chín đôi mươi, cùng quê quán ở địa bàn xã Vĩnh Tường nên dễ dàng hòa hợp, thân nhau như người nhà.

Đáng chú ý là trong 13 thành viên của đội có 3 người là chị em ruột: Trần Thị Kim Sương, Trần Thị Thu Hồng và Trần Thị Thu Hà. Cha của họ là liệt sĩ, mẹ cũng tham gia đánh giặc nên “dòng máu cách mạng” luôn chảy trong huyết quản của chị em, thôi thúc họ trở thành những người nữ dân quân du kích dũng cảm. “Cha mẹ chính là tấm gương để 3 chị em tôi nối bước làm theo. Tôi là chị cả nên cố gắng dìu dắt, động viên 2 em làm tốt nhiệm vụ. Không chỉ 3 chị em ruột mới thương nhau, mà tất cả các thành viên trong đội luôn coi nhau như ruột thịt”, bà Trần Thị Thu Sương kể.

Ngoài 3 chị em Sương, Hồng, Hà, các thành viên còn lại trong đội đều sinh ra trong gia đình cách mạng. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để họ được chọn vào đội.

Hết lòng phục vụ cách mạng

Không trực tiếp chiến đấu nhưng nhiệm vụ của các thành viên trong đội không hề đơn giản. Sau khi bộ đội đánh chiếm được các đồn giặc thì đội có trách nhiệm thu dọn, xử lý các đồn đã chiếm như: lấp các lô cốt, dọn dẹp giây chì gai, thu gom vũ khí, đạn dược do địch bỏ lại đem về cho bộ đội...

 “Nghe có vẻ đơn giản nhưng nguy hiểm luôn cận kề, vì giặc nham hiểm gài bom mìn, lựu đạn khi biết không thể giữ được đồn. Cho nên, chị em chúng tôi làm việc cẩn thận từng ly từng tý. Nếu phát hiện có bom mìn thì thông báo cho bộ đội đến tháo gỡ. Chỉ cần một phút bất cẩn đạp trúng bom mìn thì chết như chơi”, bà Hồ Kim Thương nhớ lại.

Cứ như thế, Đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xử lý các đồn Đường Láng, Hai Đằng... Họ còn tham gia biểu tình, vận động lính ngụy trở về với chính nghĩa. Trong lần cùng các mẹ, các chị tham gia biểu tình, vận động địch ở Đồn 13 vào cuối năm 1972, các thành viên trong đội bị giặc bắt nhốt 1 ngày 1 đêm, sau đó do sức ép từ nhiều phía nên chúng buộc phải thả họ ra. “Lúc bị nhốt rất đói, khát nhưng chúng tôi không hề run sợ, chỉ mong sớm được tự do để trở về với cách mạng”, bà Trần Thị Thu Hà hồi tưởng.

Trước khi bộ đội bước vào một trận đánh nào đó thì các chị lại đến động viên tinh thần, ca hát phục vụ văn nghệ để thôi thúc sĩ khí. Khi các anh chiến thắng trở về thì được các chị chào đón, chúc mừng chiến công và chăm sóc cho những người bị thương. “Có những trận đánh bộ đội ta hy sinh nhiều, chúng tôi được lệnh buổi tối bí mật chở thi thể các anh về. Nhìn thi thể các anh mà thương dữ lắm, nước mắt cứ trào ra”, bà Hồ Thị Mười chia sẻ với giọng rưng rưng.

Mỗi người kể lại những ký ức của riêng mình, của cả đội giúp chúng tôi phần nào hình dung được hình ảnh kiên cường, dũng cảm của những nữ dân quân du kích xã năm xưa. “Thời đó, chúng tôi không hề sợ chết, luôn nói với nhau phải bước tiếp, làm tiếp nhiệm vụ đến khi nào đất nước giải phóng mới thôi”, bà Trần Thị Thu Hồng nói.

Sau ngày toàn thắng, đội tiếp tục tham gia xây dựng lại quê hương. Giờ đây, 13 thành viên trong đội đã trở thành những người bà, người mẹ; mái tóc ai cũng hoa râm, khuôn mặt nhiều nếp nhăn nhưng vẫn giữ được vẻ nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng. Dù có người bị bệnh tật đi lại khó khăn nhưng tất cả họ vẫn còn sống, vẫn còn tiếp tục kể những câu chuyện của một thời oanh liệt, rất đỗi tự hào.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
  • Ukraine sa thải hai quan chức cấp cao vì cáo buộc cộng tác với Nga
  • Giá xe máy SH Mode mới nhất ngày 8/11/2023: Giá xe SH Mode đại lý bán chênh 13 triệu đồng
  • Ngân hàng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ ATM
  • Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
  • Khuyến học ở Sịa
  • Bắc Kạn: Thu giữ gần 1.000 lít rượu thủ công không dán tem thuế
  • Đoàn Việt Nam giành 1 HCV tại Olympic Toán học Quốc tế năm 2018
推荐内容
  • Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
  • Không khéo sẽ tụt dốc!
  • Hàn Quốc sẽ dỡ bỏ lệnh cấm xem truyền hình, báo chí Triều Tiên
  • Năm 2014: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 12
  • Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
  • Cựu Thủ tướng Anh cảnh báo sự 'nổi trội' của phương Tây đang kết thúc