【bảng xếp hạng ngoại hạng thổ nhĩ kỳ】Bộ Giao thông vận tải đi đầu kết nối một cửa quốc gia
Ngày 17/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về NSW, ASW và tạo thuận lợi thương mại đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong 4 tháng qua - kể từ khi tổ chức Hội nghị thúc đẩy NSW, ASW diễn ra hồi tháng 7/2018.
Đây là cơ quan đầu tiên ủy ban sẽ tiến hành làm việc liên quan tới đơn giản hóa, chuẩn hoá thủ tục hành chính và kết nối NSW, ASW nhằm triển khai Quyết định số 1254/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu.
Đến nay, hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT đã có 255 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (trong đó có 165 dịch vụ mức độ 3, 90 dịch vụ mức độ 4). Trong 2 năm 2017 - 2018, mỗi năm có gần 400.000 hồ sơ được thực hiện theo phương thức trực tuyến trong tổng số 1,6 triệu hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. 3 năm liên tiếp 2016-2018, Bộ GTVT dẫn đầu về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (trong số 20 bộ/ngành) theo đánh giá xếp hạng ICT Index quốc gia.
Thực hiện Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã tiến hành rà soát và đăng ký triển khai các thủ tục hành chính tham gia NSW trong giai đoạn 2018 - 2020 với cơ quan thường trực ủy ban chỉ đạo (Tổng cục Hải quan).
Theo đó, Bộ GTVT có tổng cộng 87 thủ tục hành chính tham gia NSW, ASW, trong đó 12 thủ tục đã triển khai trong giai đoạn thí điểm và 75 thủ tục triển khai trong giai đoạn 2018 - 2020. Như vậy, số thủ tục thủ tục hành chính của Bộ GTVT tham gia NSW giai đoạn 2018 - 2020 sau khi rà soát giảm 14 thủ tục (từ 89 thủ tục giảm còn 75 thủ tục).
Trong đó, lĩnh vực hàng hải có 6 thủ tục mới tham gia NSW (bao gồm cả 5 thủ tục giai đoạn triển khai thí điểm là 11 thủ tục). Hoàn thành xây dựng và từ ngày 01/7/2018 triển khai chính thức tại 13/25 cảng vụ. Từ ngày 25/7/2018 triển khai mở rộng toàn bộ 25/25 Cảng vụ. Tính đến ngày 15/11/2018, có 38.974 hồ sơ nộp trực tuyến, cấp 35.440 giấy phép điện tử. Như vậy, cùng với lĩnh vực Đăng kiểm, lĩnh vực hàng hải đã cung cấp đầy đủ các thủ tục và tham gia toàn diện vào NSW.
Lĩnh vực đường thuỷ nội địa có 4 thủ tục tham gia NSW. Đã hoàn thành và triển khai 2 thủ tục hành chính cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thuỷ nội địa. Từ ngày 25/7/2018 triển khai chính thức tại các cảng thuỷ nội địa khu vực Long An, từ ngày 5/10/2018 triển khai mở rộng tại Cảng thuỷ nội địa Long Bình (TP. Hồ Chí Minh). Tính đến ngày 15/11/2018, đã cấp phép cho 102 lượt tàu biển xuất, nhập cảnh.
Hoàn thành và triển khai sử dụng chính thức 2 thủ tục cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam và Campuchia nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng thủy nội địa khu vực An Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh từ ngày 8/11/2018.
Lĩnh vực đường bộ có 65 thủ tục tham gia NSW. Từ ngày 1/7/2018 đã hoàn thành và triển khai thí điểm 44 thủ tục tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và 12 Sở GTVT. Từ ngày 1/11/2018 triển khai chính thức 60 thủ tục tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam và 63 sở GTVT cho tất cả đối tượng sử dụng. Tính đến ngày 15/11/2018, có 316 hồ sơ nộp trực tuyến với 42 doanh nghiệp tham gia.
Còn lại 5 thủ tục liên quan đến gia hạn giấy phép vận tải và thời gian lưu hành tại Việt Nam cho các phương tiện nước ngoài, dự kiến triển khai sử dụng trong tháng 11/2018.
Lĩnh vực hàng không triển khai sử dụng chính thức kết nối dữ liệu hành khách trước chuyến bay giữa Cổng thông tin NSW và phần mềm nghiệp vụ của Cục Hàng không (phần mềm cảnh báo đối tượng khủng bố và danh sách hành khách đen) từ ngày 1/11/2018.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ GTVT đã cắt giảm 69/134 (chiếm 51,5%) số lượng sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan. Đơn giản hóa 7/9 thủ tục hành chính liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành (chiếm 77,78%).
Đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả công tác của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, các cơ quan thuộc Bộ GTVT đã có chung nhận thức và đồng lòng triển khai NSW, ASW, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thông quan hàng hoá, đi lại, giảm thiểu chi phí cho xã hội. Chính vì vậy, những kết quả của Bộ GTVT đạt được cũng là tốt nhất trong tất cả các bộ, ngành trong vấn đề này.
Với Bộ GTVT, cơ quan quản lý các lĩnh vực hàng không, đường thuỷ nội địa, đường bộ, đăng kiểm, hàng hải và một phần logistics đều trực tiếp liên quan tới người dân và doanh nghiệp, trong nước và quốc tế, nên việc thực hiện các thủ tục hành chính qua NSW có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thời gian và chi phí tuân thủ của xã hội.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ GTVT luôn đi đầu trong kết nối NSW, ASW. 4 năm trước, Bộ GTVT đã tham gia NSW đầu tiên khi cung cấp 12 thủ tục hành chính của lĩnh vực hàng hải, đường thuỷ nội địa trong giai đoạn thí điểm 2014 - 2017.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức trong triển khai đơn giản hoá, kết nối thủ tục hành chính về hàng hoá, phương tiện, con người thực hiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh với một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 1, hoàn thành 100% các thủ tục này vào năm 2020, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cùng với kết nối NSW, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng, các bộ, ngành phải thực hiện thực chất việc cắt giảm thủ tục hành chính nhằm bảo đảm mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, nhưng vẫn bảo đảm được sự quản lý của nhà nước.
Không phải cứ đăng ký cắt giảm 50 - 60% thủ tục là xong; phải soát xét từng loại thủ tục, từng loại hàng hoá, tránh trường hợp cắt bỏ các thủ tục cần thiết cho quản lý nhà nước trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn văn hoá, truyền thống...
Cũng trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng việc cắt giảm thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng cho rằng, cần loại bỏ dần việc “tiền kiểm” hàng hoá, chuyển sang “hậu kiểm” dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro. Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thì lần sau cứ để hàng hoá của họ đi luồng xanh.
Không doanh nghiệp nào "dại dột" mà lại để mất đi uy tín và quyền lợi của mình, thậm chí là bị truy tố hình sự. Nhưng cũng có loại hàng hoá bắt buộc phải kiểm tra ngay tại cửa khẩu chứ không thể “hậu kiểm” khi được lưu thông, phân phối trong nội địa được.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan nêu ý kiến sửa đổi Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo hướng chỉ kiểm tra mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại, đại diện cho từng kiểu xe đối với tất cả các lô hàng, thay vì áp dụng cho từng lô xe nhập khẩu./.
Trí Dũng
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công Thương nói gì khi cây xăng báo hết hàng trong khi nguồn cung không thiếu?
- ·Lỗi hệ thống, khách hàng của Techcombank lại bị "treo" dịch vụ ngân hàng điện tử
- ·Cách Apple giữ kín bí mật của iPhone 14 Pro
- ·Google phát triển điện thoại Pixel nắp gập và máy tính bảng Pro?
- ·Tăng cường quản lý chất lượng, chứng nhận kịp thời phục vụ doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu
- ·Hòa Phát muốn đưa trứng gà vào Big C, Vinmart...
- ·Gia hạn áp dụng doanh nghiệp ưu tiên với Công ty Fuji Xerox
- ·Cửa hàng tại Singapore cho xếp hàng mua iPhone 14
- ·Sức mạnh nằm ở lòng dân, ở niềm tin
- ·‘Nóng’ cuộc đua tiền điện tử của ngân hàng trung ương toàn cầu
- ·Dịch bệnh Covid
- ·Đánh giá nhanh FreeBuds Pro 2, tai nghe giá 4,99 triệu của Huawei
- ·Synnex FPT sắp cán mốc 1 tỷ USD
- ·iOS 16.1 Public Beta 2 có gì mới
- ·Đối thủ nặng kí Honda CR
- ·FPT Software khai trương văn phòng thứ 59 trên toàn cầu
- ·Đưa vào vận hành hệ thống xác thực hàng chính hãng qua QRCode trong thương mại điện tử
- ·Saramonic ra mắt micro thu âm không dây Blink900 B2 tại Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay 15/12: Giảm rồi tăng thẳng đứng khi lãi suất tại Mỹ đi lên
- ·Hapro nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”