【kết quả kobe】Chứng khoán 15/6: Số 1, sếp 7,5 nghìn tỷ, kỹ sư 100 tỷ, nhân viên vệ sinh 35 tỷ
Cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang của chủ tịch Đào Hữu Huyền tiếp tục tăng giá mạnh trong khi thị trường chứng khoán chung suy giảm. Cổ phiếu DGC tăng 8 trong 10 phiên gần đây,ứngkhoánSốsếpnghìntỷkỹsưtỷnhânviênvệsinhtỷkết quả kobe trong đó có phiên tăng trần hôm 3/6.
Hóa chất Đức Giang tiếp tục tăng giá sau khi cổ phiếu này lập đỉnh cao kỷ lục 230-250 nghìn đồng/cp cách đây vài tháng và thực hiện chia tách cổ phiếu hôm 3/6 theo tỷ lệ 100:117.
Trước khi chia tách, Hóa chất Đức Giang lập kỷ lục là cổ phiếu có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vượt qua nhiều gương mặt kỳ cựu trước đó như Sabeco, Vinamilk, VinaCafé Biên Hòa…
DGC ghi nhận lợi nhuận cao lịch sử trong quý I/20222, với hơn 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp gần 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu hơn 12 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tăng 26% và 39% so với thực hiện năm trước.
Trong khoảng 2 năm qua, các doanh nghiệp ngành hóa chất và phân bón bứt phá mạnh nhờ giá bán sản phẩm tăng vọt. DGC là doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu photpho vàng. Giá photpho tăng dữ dội trong thời gian gần đây.
Giá cổ phiếu DGC tăng gấp hơn 6 lần trong hơn 2 năm qua, qua đó giúp khối tài sản của các lãnh đạo cũng như người lao động tại doanh nghiệp này tăng vọt. Chủ tịch Đào Hữu Huyền ghi nhận túi tiền quy từ số cổ phiếu DGC đang năm giữ tăng từ dưới 1,2 nghìn tỷ đồng lên 7,5 nghìn tỷ đồng như hiện tại.
Theo Forbes, ông Đào Hữu Huyền cho biết, một nhân viên vệ sinh môi trường của công ty cũng có 35 tỷ đồng, trong khi đó một kỹ sư có hơn trăm tỷ đồng nhờ sở hữu cổ phiếu DGC. Hàng trăm nhân sự DGC mua thêm ô tô mới trong năm 2021.
Theo Chứng khoán SSI, giá photpho vàng DGC tăng mạnh do nhu cầu cao từ các nhà sản xuất chip và Trung Quốc cắt giảm sản lượng. Dự báo, giá photpho vàng tiếp tục tăng trong năm 2022 với tốc độ chậm hơn.
DGC là doanh nghiệp sản xuất photpho vàng lớn nhất Việt Nam và có lợi thế tự phát triển được công nghệ dùng quặng bột, than bột, quặng apatit trong sản xuất photpho, đồng thời sở hữu mỏ quặng riêng.
Không chỉ DGC, nhiều doanh nghiệp ngành hóa chất và phân bón khác trên sàn cũng chứng kiến giá cổ phiếu hồi phục vượt xa so với chỉ số VN-Index nhờ lợi nhuận ấn tượng. Các mã ngành phân bón như Đạm Phú Mỹ (DPM), Đạm Cà Mau (DCM), LAS, PMB… đều tăng mạnh.
Các doanh nghiệp này đều ghi nhận lợi nhuận tăng cao. Cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc Trung Quốc đóng cửa nhiều thành phố… đã khiến nguồn cung phân bón, hóa chất trên thế giới giảm mạnh.
Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu trong quý I tăng 3 lần, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt kỷ lục hơn 2,1 nghìn tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với cùng kỳ. Đạm Cà Mau ghi nhận lợi nhuận đạt trên 1,5 nghìn tỷ, tăng gấp 10 lần. DDV ghi nhận lợi nhuận gấp 3,8 lần…
Sự thận trọng lên cao
Theo BSC, thị trường hồi phục sau 1 phiên giảm mạnh với thanh khoản thấp cho thấy nguy cơ giảm trở lại vẫn khá lớn. Ngoài ra, nhà đầu tư cần theo dõi quyết định của Fed trong cuộc họp sắp tới diễn ra vào ngày 15-16/6. Tốc độ tăng lãi suất hơn mức dự kiến trước đây là 0,5% được coi là tín tiêu cực với thị trường.
Theo YSVN, thị trường có thể quay trở lại đà giảm ngắn hạn khi mức hồi phục kỹ thuật chưa đủ mạnh. Đồng thời, thanh khoản suy yếu tại nhịp tăng cho thấy nhịp hồi phục kỹ thuật có thể sẽ nhanh chóng kết thúc. Dòng tiền chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu phòng thủ như nhóm cổ phiếu sản xuất điện, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao.
Còn theo SHS, những nỗ lực hồi phục trong gần 1 tháng qua của thị trường sắp bị thổi bay chỉ sau 2 phiên thị trường giảm điểm vừa qua. Tuy nhiên SHS vẫn kỳ vọng VN-Index sẽ dần tạo thành một vùng tích lũy mới và mang tính dài hạn trong đó ngưỡng cản mạnh là đáy cũ quanh 1.170 điểm. Vùng tích lũy lại này mang tính chất củng cố lại các nền tảng giao động đang lỏng lẻo của các cổ phiếu để chờ thời cơ mới, trong bối cảnh vĩ mô đang đối mặt với áp lực lạm phát chưa thể kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục. Động thái tích lũy của thị trường trong giai đoạn hiện tại nếu xảy ra sẽ là kịch bản tốt và bền vững cho dài hạn.
Chốt phiên giao dịch 14/6, chỉ số VN-Index tăng 3,27 điểm lên 1.230,31 điểm. HNX-Index tăng 1,71 điểm lên 290,08 điểm. Upcom-Index tăng 0,09 điểm lên 90,62 điểm. Thanh khoản đạt 17,0 nghìn tỷ đồng, trong đó có 14,5 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
V. Hà
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tạp chí Môi trường và Đô thị kỷ niệm 25 năm xuất bản số đầu tiên
- ·Chi tiết các nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất Việt Nam năm 2018
- ·Đột quỵ não, liệt nửa người trái sau buổi làm đồng
- ·5 người trẻ ngộ độc Methanol sau cuộc nhậu tại TP.HCM đang phải lọc máu
- ·Có một 'vua' cá cảnh ở TP.Tân An
- ·Việt Nam nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống đậu mùa khỉ
- ·Sốt xuất huyết biến chứng vào tim
- ·Cách phòng bệnh Cúm A theo ý kiến chuyên gia
- ·Hà Nội triển khai thử nghiệm quản lý khoản thu không dùng tiền mặt trong trường học
- ·Nhiều bệnh nhân Covid
- ·Bộ NN&PTNT tiếp nhận hàng viện trợ cho người dân chịu ảnh hưởng mưa bão Yagi của JICA
- ·Nhộn nhịp mua bán
- ·WHO chỉ dấu hiệu đặc trưng của người mắc bệnh đậu mùa khỉ
- ·Tước giấy phép của phòng khám thẩm mỹ Pasteur tại TP.HCM
- ·Người dùng Twitter trên hệ điều hành Android có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu cá nhân
- ·Những thực phẩm người bị gout cần tránh có nhiều tên quen thuộc
- ·Lộ diện kinh tế chưa được quan sát, đâu là thách thức?
- ·Tháo “điểm nghẽn” cho thủy sản xuất khẩu
- ·Bảo hiểm xã hội
- ·Bé trai 4 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc tại bệnh viện