【ấn độ vs kuwait】Liên tiếp phát hiện nhiều ổ dịch chó dại, số ca tử vong tăng mạnh
Liên tiếp bùng phát nhiều ổ dịch chó dại
Theêntiếppháthiệnnhiềuổdịchchódạisốcatửvongtăngmạấn độ vs kuwaito đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến. Hai tháng đầu năm 2024, cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca). Các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Bến Tre, Cà Mau cũng ghi nhận trường hợp tử vong do bị chó dại cắn.
Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố liên tiếp bùng phát ổ dịch chó dại. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn đã ghi nhận 4 ổ dịch chó dại, gồm 2 ổ dịch ở huyện Trảng Bom, 1 ở huyện Định Quán và 1 tại huyện Nhơn Trạch. Tổng cộng đã có 10 người bị chó dại cắn.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tính đến ngày 10/3/2024, trên địa bàn đã xảy ra 2 vụ bị chó cắn. Qua xét nghiệm, 2 con chó này đều dương tính với virus bệnh dại. Đây là 2 ổ dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên tại tỉnh tính từ đầu năm 2024 đến nay. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh An Giang, trong tháng 1/2024, toàn tỉnh có 3.754 người tiêm vaccine phòng dại, tiêm huyết thanh kháng dại do bị chó, mèo cắn.
Tương tự, tại tỉnh Bến Tre, từ đầu năm 2024 đến nay đã phát hiện 1 ổ dịch chó dại, 1 người tử vong.
Cũng trong 2 tháng đầu năm 2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận số người đến tiêm vaccine dự phòng dại và sau khi bị động vật cắn tăng 300%. Trong đó, các tỉnh miền Đông và Bắc Trung Bộ có tỷ lệ tăng cao nhất.
Số người đi tiêm vaccine phòng dại tại Hệ thống tiêm chủng VNVC tăng 300% trong 2 tháng đầu năm 2024. |
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, số ca mắc bệnh dại thường tăng mạnh vào mùa nóng, từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Song số người dân tiêm vaccine dại tăng mạnh trong thời điểm này cho thấy bệnh dại vào mùa sớm hơn mọi năm và tăng cao ngay cả khi chưa phải cao điểm mùa nắng nóng.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh dại gia tăng là do chưa quản lý được đàn chó, mèo, tình trạng chó thả rông còn phổ biến; công tác rà soát, thống kê số lượng chó, mèo tại các địa phương chưa chính xác dẫn đến tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm vaccine phòng bệnh dại thấp; virus dại còn lưu hành trên động vật; chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, chó thả rông; lực lượng thú y cơ sở còn thiếu, hạn chế.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.
Trẻ em dễ bị động vật tấn công, nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn
Theo bác sĩ Chính, dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus lây truyền từ động vật sang người thông qua vết cắn, cào, liếm vào vết thương hở, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một khi phát bệnh, tỷ lệ tử vong gần 100% và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với động vật nhưng thiếu sự giám sát của người thân nên có thể tiêm vaccine dự phòng dại trước khi bị động vật cào, cắn. |
Bệnh dại có thời gian ủ bệnh phức tạp, có thể chỉ từ 7 - 10 ngày hoặc kéo dài đến vài tuần, thậm chí vài năm, phụ thuộc vào tình trạng và vị trí vết cắn. Vết thương càng gần hệ thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hoặc đầu mút các chi như ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục… có thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Cục Y tế dự phòng cho biết, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10 - 15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.
Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, tình trạng trẻ em bị chó cắn xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, không riêng Việt Nam. Bác sĩ Chính lý giải, trẻ em bản tính hiếu động, thường xuyên chơi với chó mèo và có những tương tác như đùa giỡn, khiêu khích, kéo đuôi hoặc tiếp cận chó lạ khiến chúng nổi giận tấn công. Hơn nữa, trẻ em có cơ thể thấp, nên khi bị chó cắn thường sẽ bị ở đầu, mặt, cổ nhiều hơn là người lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến virus dại di chuyển nhanh hơn lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh nhanh.
Mặt khác, trẻ cũng chưa ý thức về bệnh nên giấu vết thương, không thông báo cho gia đình, làm lỡ cơ hội điều trị. Năm 2023, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) từng tiếp nhận hai bé trai 8 tuổi và 13 tuổi ở Đăk Nông, bị chó cắn tử vong. Trước đó, hai bé bị chó cắn nhưng không báo, gia đình chỉ phát hiện được khi hai bé phát bệnh và chó chết bất thường.
Theo ngành y tế, virus dại lưu hành ở hầu hết tỉnh, thành phố trên cả nước. Bệnh dại hiện đứng đầu trong số 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất cả nước. Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, bệnh dại trên người hoàn toàn có thể điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Do đó, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với động vật nhưng thiếu sự giám sát của người thân và các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dại cao có thể tiêm vaccine dự phòng dại trước khi bị cào, cắn.
Bác sĩ Chính cho biết thêm, việc tiêm dự phòng vaccine dại trước phơi nhiễm có nhiều lợi ích vì chỉ cần tiêm 3 mũi, khi có vết thương do bị vật nuôi cắn, cào chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Trường hợp chưa tiêm dự phòng vaccine dại, người dân cần tiêm 5 mũi và có thể phải tiêm huyết thanh tùy theo tình trạng vết thương.
Ngoài ra, tiêm ngừa vaccine dại còn là cách bảo vệ trước một nguồn lây bệnh là động vật hoang dã như khỉ, dơi, chuột, chồn, cáo, cầy, sóc, thỏ… Đây là nhóm động vật có thể lây bệnh dại nhưng chưa được quan tâm cảnh báo. Bệnh lây từ các loài động vật này sang người thông qua tiếp xúc khi đi rừng, du lịch, trekking và các hành vi như giết mổ, ăn thịt thú rừng.
Bác sĩ Chính khẳng định, vaccine dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh, không gây ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe của người tiêm, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- ·Khai hội thề không tham nhũng
- ·Việt Nam là một trong 10 nước ra mắt trang điện tử France Alumni
- ·Tạm ngưng xây dựng tượng phật Chuẩn Đề
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Tưng bừng lễ hội giao thừa
- ·Cách mạng Tháng Tám qua con mắt người nước ngoài
- ·Thu nhập cao từ chuối sấy giòn
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Công nhận Cây sấu cổ thụ tại rừng Trần Hưng Đạo là di sản Việt Nam
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Tommy Emmanuel
- ·Cuộc sống trên đảo Hòn Chuối
- ·Nét văn hóa đặc sắc của hội Lim
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Gần 2.000 kiều bào tụ hội tại Xuân Quê hương 2014
- ·Hải Dương khai hội mùa Xuân Côn Sơn
- ·Những điểm đến đặc biệt nhất thế giới
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Khai trương Nhà truyền thống Phước Long