会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số ngoại hạng đức】Chủ động thích ứng với thời tiết cực đoan!

【tỷ số ngoại hạng đức】Chủ động thích ứng với thời tiết cực đoan

时间:2024-12-24 00:01:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:372次

Trước những diễn biến ngày càng bất thường của thời tiết,ủđộngthchứngvớithờitiếtcựcđtỷ số ngoại hạng đức cùng sự tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt đã gây ra nhiều xáo trộn trong sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Siêu công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phát huy tác dụng ngăn mặn, ổn định sản xuất cho hàng trăm héc-ta đất sản xuất ở Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu... Ảnh: H.TÂN

Để chủ động thích ứng, thời gian qua các ngành chức năng và nông dân vùng ĐBSCL đã triển khai nhiều giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp với tình hình mới; thực hiện các mô hình sống thuận thiên để phát triển bền vững…

Thay đổi sản xuất phù hợp

Với gần 80.000ha cây ăn trái, lâu nay Tiền Giang được xem là địa phương có diện tích trồng cây ăn trái lớn vùng ĐBSCL, đây cũng là thế mạnh chủ lực về nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, đợt hạn, mặn khốc liệt năm 2020 khiến hơn 5.300ha vườn bị thiệt hại nặng (phần lớn là sầu riêng) đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn khó.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy (Tiền Giang), diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện hơn 26.000ha, trong đó sầu riêng chiếm 10.500ha, năm 2020, hạn mặn bất ngờ ập đến quá nhanh làm cho nhiều nông dân trồng sầu riêng không trở tay kịp dẫn đến cây chết tràn lan. Ông Trần Văn Nhị, ngụ xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), nhớ lại: “Gia đình tôi có 9 công sầu riêng hàng năm thu hoạch khoảng 12 tấn trái, mang về 600 triệu đồng. Tuy nhiên, mùa hạn, mặn năm 2020 khiến mọi việc đảo lộn khi toàn bộ vườn sầu riêng bị mặn xâm nhập, trong khi kênh mương cạn kiệt không còn nước ngọt để tưới làm cho cây chết”.

Sau bài học xương máu này thì nông dân và chính quyền triển khai các giải pháp thích ứng như làm thêm hệ thống trữ nước trong mương vườn, phủ bạt, túi ni-lông; xây cống đập ngăn mặn, hỗ trợ nước ngọt phục vụ nông dân tưới tiêu trong mùa khô; cộng với điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất phù hợp, giảm số lượng trái khi vào mùa hạn, mặn… Dần dần nông dân đã khôi phục lại vườn sầu riêng bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác như tỉa cành, sử dụng rơm rạ tủ gốc giữ ẩm, tưới nước tiết kiệm phun sương nhỏ giọt… Mùa khô năm 2021 và năm 2022 không còn vườn cây bị thiệt hại như trước nữa”. 

Huyện Long Mỹ là một địa phương thuộc vùng sâu của tỉnh Hậu Giang, nơi đây còn là vùng đất bị nhiễm phèn và chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm từ triều Biển Tây xâm nhập vào. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp, cộng với sự quyết tâm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu, trên địa bàn huyện Long Mỹ đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao.

Gia đình ông Trần Phú Quốc, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ cũng phất lên nhờ trồng mãng cầu xiêm tháp gốc bình bát. Vì cây trồng này chịu phèn, mặn rất tốt nên từ khi chuyển đổi mô hình sản xuất mà nhiều năm qua gia đình ông và nông dân ở đây đã dần thay đổi cuộc sống do nguồn thu nhập từ trái mãng cầu xiêm khá hấp dẫn. Với năng suất bình quân đạt khoảng 46 tấn/ha, người trồng mãng cầu xiêm ở Thuận Hòa có được nguồn lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Dù chịu tác động nghiêm trọng bởi hạn, mặn và biến đổi khí hậu, nhưng những năm qua người dân vùng cù lao Bến Tre vẫn nỗ lực thay đổi sản xuất, sinh hoạt nhằm thích ứng tình hình mới. Tại vùng sản xuất cây giống, hoa kiểng huyện Chợ Lách nhu cầu sử dụng nước ngọt rất lớn, nhưng gần đây gặp khó bởi tác động của biến đổi khí hậu và hạn, mặn về sớm. Ông Nguyễn Văn Hùng, ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tiết lộ: “Năm 2020, xâm nhập mặn đến sớm làm thiệt hại gần 500 triệu đồng về cây giống. Để ứng phó, gia đình đầu tư 160 triệu đồng làm hồ chứa nước ngọt sâu 6m, chứa khoảng 6.500m3 nước ngọt; nhờ đó mà không còn lo nước mặn tấn công nữa”.

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Chợ Lách, cho biết: Gần đây ngành chức năng và người dân địa phương đã chuẩn bị các phương án để ứng phó với thời tiết cực đoan. Trong đó, nhiều hộ chọn giải pháp như đào ao, sử dụng túi trữ nước, giữ nước trong mương vườn... để có nước ngọt sử dụng. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn hướng dẫn nông dân kỹ thuật phủ gốc, tưới tiết kiệm nước để ứng phó hạn, mặn hiệu quả.

Cũng chủ động chuyển đổi sản xuất phù hợp, mấy năm nay nhiều hộ ở huyện Cờ Đỏ, Thới Lai (thành phố Cần Thơ); Vị Thủy, Phụng Hiệp (Hậu Giang)… không sản xuất lúa vụ 3 mùa lũ (lúa Thu đông) mà mở đê bao cho nước tràn vào để nuôi cá ruộng tự nhiên. Theo đó, người dân bao lưới trên ruộng và khoảng rằm tháng 7 âm lịch là thả giống cá chép, cá mè… Sau hơn 2 tháng nuôi tự nhiên trên ruộng (không cho ăn thức ăn) thì bắt đầu thu hoạch. Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, đây là mô hình nuôi cá tự nhiên mùa lũ, không cần vốn nhiều; chỉ mua con giống và bao lưới xung quanh. Sau đó, tận dụng lúa chét của vụ Hè thu, côn trùng trong rơm rạ, rong tảo, trứng ốc bươu vàng… để cá ăn và phát triển. Cách làm này rất hay, vừa cải tạo đất tốt, diệt mầm bệnh, đảm bảo cho vụ lúa Đông xuân năm sau tăng năng suất cao; đồng thời mang lại lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/ha nuôi cá ruộng...

Phát huy tác dụng các dự án thủy lợi

Thống kê mới nhất của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho thấy, năm 2022, ước tổng diện tích đất sản xuất lúa ở khu vực Nam bộ được nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác khoảng 78.270ha; trong đó riêng ĐBSCL ước khoảng 73.530ha. Việc chuyển đổi nhằm thích ứng với nhu cầu sản xuất mới đặt ra, cũng như áp lực chi phí của việc sản xuất lúa tăng cao trong khi lợi nhuận không nhiều; do đó nông dân ĐBSCL mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây ăn trái trên nền đất lúa như sầu riêng, mít, rau màu, nuôi thủy sản...

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, lưu ý, để chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa hiệu quả, các địa phương cần phổ biến rộng rãi đến nông dân về ý nghĩa, hiệu quả của việc chuyển đổi. Cần lựa chọn giống cây có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái. Tăng cường kết nối, mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, cung ứng vật tư và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nông dân. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, việc sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu đang là nhu cầu tất yếu. Để các mô hình nông nghiệp bền vững phát huy hiệu quả thì những công trình và phi công trình ứng phó với biến đổi khí hậu cũng cần triển khai có hiệu quả, đặc biệt là vấn đề quy hoạch và lựa chọn cây trồng phù hợp theo từng vùng phải có định hướng lâu dài để đảm bảo đầu ra ổn định…

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho hay: Sau ảnh hưởng khá nặng từ các đợt hạn, mặn 2016 và 2020… thì tỉnh triển khai hàng loạt giải pháp thích ứng nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo nguồn nước ngọt sinh hoạt cho người dân. Theo đó nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, Trung ương… đã giúp Bến Tre đầu tư những công trình quan trọng thuộc dự án hệ thống thủy lợi Bắc - Nam Bến Tre, công trình cống đập Ba Lai, hồ chứa nước Kênh Lấp; xây dựng nhiều công trình kéo nước ngọt; xây nhiều tuyến đê ven sông, đê bao cục bộ, đê bao ở các cồn… Từ đó, phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt trong suốt mùa khô.

Tại Kiên Giang, cũng nhờ công trình thủy lợi quan trọng là hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đưa vào vận hành đầu tháng 3-2022 (của giai đoạn 1 với vốn hơn 3.300 tỉ đồng) đã phát huy tác dụng. Nhiệm vụ chính của công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi (các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau), với diện tích tự nhiên 384.120ha (diện tích hưởng lợi trực tiếp là 333.620ha). Công trình còn kết hợp với tuyến đê Biển Tây tạo thành cụm công trình phòng, chống thiên tai, nước biển dâng do bão, giảm ngập lụt, úng do lún, sụt đất; giảm thiệt hại do hạn, mặn vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, với nguyên tắc “thuận thiên có kiểm soát”, các công trình thủy lợi cấp vùng và tiểu vùng sẽ tiếp tục được khai thác hiệu quả, tổ chức quản lý, vận hành thống nhất, an toàn, phù hợp với định hướng chuyển đổi, cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tiêu biểu như hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vừa đi vào hoạt động. Đồng thời, các giải pháp phi công trình, nâng cao năng lực cộng đồng, cải thiện sinh kế cho người dân sẽ được kết hợp hài hòa, đồng bộ.

Về định hướng đầu tư vào thủy lợi tới đây sẽ áp dụng nguyên tắc “đầu tư không hối tiếc” trong triển khai thực hiện. Tiếp tục đầu tư hệ thống công trình theo mục tiêu kiểm soát mặn kèm theo hỗ trợ, bổ sung ngọt để sử dụng nước mặn thực sự là nguồn tài nguyên tại vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt, đảm bảo tiếp tục phục vụ chuyển dịch sản xuất phù hợp, tùy điều kiện theo từng vùng sinh thái. Đầu tư các công trình phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, sẽ chia làm 3 nhóm dự án để tính toán đầu tư như sau: Nhóm 1, đầu tư các dự án kiểm soát mặn, cấp ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhóm 2, đầu tư hệ thống trữ ngọt theo hướng mở rộng các hệ thống chứa nước hiện có, cung cấp nước sinh hoạt, trữ nước hộ gia đình cho người dân khu vực thường xảy ra xâm nhập mặn. Nhóm 3, đầu tư xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển...

Dự kiến nhu cầu đầu tư cho vùng ĐBSCL khoảng 41.257 tỉ đồng, trong đó rà soát những dự án ưu tiên thì nhu cầu khoảng 30.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2021-2025… Cụ thể, một số dự án trọng điểm cần đầu tư như hoàn thiện hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên; dự án hệ thống thủy lợi liên tỉnh vùng giữa sông Tiền - sông Hậu và Bán đảo Cà Mau; cụm công trình kiểm soát mặn, củng cố, nâng cấp đê Biển Tây; hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam Quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn...

 

 

H.TÂN - H.THU

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Từ 1/7/2019 lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng
  • Trình Thủ tướng dự án cao tốc TPHCM
  • Bộ trưởng Quốc phòng: Khoa học công nghệ góp phần tự lực, tự chủ về vũ khí
  • Vừa mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai còn bị đề nghị kỷ luật
  • Tổng cục QLTT chính thức có Chánh Văn phòng và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT
  • Dự báo thời tiết 10 ngày tới 20/6
  • Đề nghị xử lý chậm chuyển phiếu khám sức khỏe điện tử lên Cổng Dịch vụ công
  • Nguy cơ ùn tắc đăng kiểm, Bộ GTVT kiến nghị sửa nghị định theo trình tự rút gọn
推荐内容
  • Góc nhìn khách quan về vụ việc giáo viên tiếng Anh văng tục, chửi học viên
  • Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'
  • Lời khai của bà Trương Mỹ Lan về bữa trưa bàn chuyện lừa đảo hơn 30 nghìn tỷ
  • Cảnh sát giao thông hỗ trợ thanh niên kiệt sức khi đi bộ từ TPHCM về Đắk Lắk
  • Sau Hà Giang, nhiều người lên tiếng về điểm thi 'lạ' của tỉnh Sơn La
  • Nên lấy kinh phí từ công đoàn cấp trên trả lương, thưởng cho cán bộ công đoàn