【tile cuoc hom nay】Nền kinh tế chờ đợi thêm quyết sách để duy trì động lực tăng trưởng
Cũng phải nhắc lại một điều rằng,ềnkinhtếchờđợithêmquyếtsáchđểduytrìđộnglựctăngtrưởtile cuoc hom nay chuyện xuất khẩu sụt giảm so cùng kỳ năm trước là “xưa nay hiếm” ở Việt Nam. Ngoại trừ những năm Covid-19, có những thời điểm, xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, còn thì trước nay, hầu như chỉ có chuyện “giảm tốc”. Vậy nhưng, hai tháng qua, cả tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, lẫn xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, lần lượt theo mức giảm 13,2%, 10,4% và 16% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù, như thông tin được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2023, xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng thực tế, mức tăng này không thể bù đắp cho sự suy giảm tại các thị trường lớn khác.
Hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đã giảm tới 21%. Trong khi đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 5,7%, sang ASEAN giảm 7,9%, sang EU giảm 4,2%, sang Nhật Bản giảm 5,9%… Nghĩa là, ngoại trừ Trung Quốc, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trọng điểm của Việt Nam đều giảm.
Điều này là trái ngược với xu hướng những năm gần đây, khi bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu luôn là điểm sáng của nền kinh tế. Thậm chí, còn có thể nói, Việt Nam đã đi ngược chiều với thế giới và đứng vững trong đại dịch là nhờ thương mại hàng hóa tăng trưởng mạnh mẽ, dù phần nào cũng được hỗ trợ bởi giá tăng.
Nhưng giờ đây, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhu cầu thế giới sụt giảm, do tác động của biến động địa chính trị và kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam đã giảm. Điều này, trên thực tế, đã được dự báo từ cuối năm ngoái, khi các đơn hàng của nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị giảm sút.
Khi động lực bị sụt giảm, thì động lực tăng trưởng của nền kinh tế cũng bị suy giảm. Câu chuyện nằm ở chỗ, đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm thì sản xuất công nghiệp cũng giảm. Hai tháng đầu năm nay, Chỉ số Sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đã giảm tới 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, công nghiệp chế biến, chế tạo - cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế - cũng giảm tới 6,9% trong hai tháng qua (cùng kỳ năm trước, ngành này tăng 6,1%).
Kể từ năm 2001 tới nay, chưa bao giờ, IIP của hai tháng đầu năm ở mức thấp như hiện nay. Thế nên, khi Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói rằng, hầu hết các ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực, thực phẩm… đều giảm hoặc tăng thấp, cá biệt ngành sản xuất thiết bị điện giảm trên 50%, nhiều người hiểu rằng, kinh tế Việt Nam đang thực sự đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn.
Khó khăn đến mức, dù doanh nghiệprất thiếu tiền và từ cuối năm ngoái tới nay, câu chuyện “thanh khoản” luôn được nhắc tới rất nhiều, nhưng cuối cùng, sau hai tháng, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 0,77%. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, của nền kinh tế là rất thấp.
Khó khăn đến mức, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động của hai tháng giảm tới 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,5%.
Rõ ràng, khi động lực tăng trưởng bị suy giảm động lực, thì hệ lụy tới nền kinh tế là khó lường. Điều này không chỉ tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý I, mà còn tạo sức ép lên tăng trưởng các quý tiếp theo.
Khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, một kịch bản kinh tế cũng đã được xây dựng. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I sẽ ở mức 5,6%; quý II là 6,7%; 6 tháng là 6,2%; quý III 6,5%; quý IV là 7,1% và cả năm là 6,5%. Nếu tình hình còn tiếp tục khó khăn như hiện nay, nếu tăng trưởng GDP quý I/2023 không thể đạt 5,6%, thì áp lực điều hành tăng trưởng sẽ đè nặng lên các quý sau.
Có một điểm tích cực, đó Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam trong tháng 2/2023 đã tăng lên 51,2 điểm. Điều này cho thấy, “sức khỏe” ngành sản xuất đã bắt đầu cải thiện sau thời kỳ suy giảm kéo dài 3 tháng. Các đơn đặt hàng mới và việc làm cũng đã tăng trở lại…
Nhưng phía trước còn khó khăn, khi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến sự Nga - Ukraine… vẫn chưa có điểm dừng. Tình hình còn bất ổn, thì kinh tế toàn cầu còn khó khăn, nhu cầu của các thị trường, đặc biệt là Âu, Mỹ… còn giảm. Do đó, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn chịu những tác động không nhỏ.
Nền kinh tế vì thế đang chờ đợi thêm quyết sách để làm sao duy trì các động lực tăng trưởng, vừa không làm tăng thêm, mà lại hóa giải được khó khăn, thách thức, đồng thời tận dụng thời gian, cơ hội để có thể phục hồi nhanh và phát triển bền vững.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Thiết bị di động rất nguy hại đối với trẻ em
- ·Phạt 5 công ty nhập thuốc kém chất lượng
- ·Nguy hại từ sinh tố trái cây giá rẻ
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Thu hồi máy điều hòa nhiệt độ gây cháy nổ
- ·Đình chỉ lưu hành thuốc Bình vị nam vì nhiễm khuẩn
- ·Phát hiện sạc iPhone giá rẻ bốc cháy
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Thịt ôi thành tươi rói nhờ hóa chất gây ung thư
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Phạt nặng vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
- ·Bơm bột gạo tăng trọng cho tê tê trước khi xuất sang Trung Quốc
- ·Thu hồi nước lau kính ô tô dễ gây tai nạn
- ·Chuyên Gia AI
- ·Phát hiện sữa vani nhiễm độc chất tẩy rửa
- ·Tắm trắng da siêu tốc: Ung thư lúc nào không biết!
- ·Ăn rau muống chấm chao lao đao đi gặp bác sĩ
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Hối lộ tình dục gây chấn động chốn quan trường