【đội hình athletic bilbao gặp getafe】Cảnh sát biển: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm trên biển
Cảnh sát biển tăng cường tìm kiếm cứu nạn,ảnhsátbiểnĐẩymạnhhợptácquốctếtrongphòngchốngtộiphạmtrênbiểđội hình athletic bilbao gặp getafe cứu hộ trên biển Cảnh sát biển phối hợp phá vụ án vận chuyển ma túy tuyến xe khách Hòa Bình- Hải Phòng Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 50.000 lít dầu DO trái phép trên biển Cảnh sát biển: Bắt giữ, xử lý 403 vụ vi phạm trên biển trong đợt cao điểm |
Đại tá Trần Văn Thơ - Chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Việt Nam điện đàm với chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Trung Quốc. Ảnh: Mạnh Thường |
Phát huy thế mạnh
Cùng với các lực lượng chức năng, Cảnh sát biển Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trên biển, qua đó đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương và phương án xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Những năm qua, Cảnh sát biển Việt Nam đã thu thập, nghiên cứu, xử lý gần 11.000 tin báo nghiệp vụ các loại, xây dựng hàng trăm báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển; thường xuyên duy trì hàng chục tàu trực trên các vùng biển trọng điểm, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển của Việt Nam; kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Cụ thể, lực lượng Cảnh sát biển đã điều động, sử dụng gần 9.200 lượt/chiếc tàu, xuồng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta; tiến hành kiểm tra hơn 23.000 lượt tàu các loại, xử phạt vi phạm hành chính hơn 8.100 lượt/chiếc, nộp NSNN hàng trăm tỷ đồng; tổ chức xua đuổi hơn 6.300 lượt tàu, thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam; tuyên truyền, yêu cầu 17.135 lượt/chiếc tàu cá nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển của Việt Nam, ghi số hiệu 1.500 tàu, lập biên bản điểm chỉ hải đồ, phóng thích hơn 150 tàu; tiến hành bàn giao gần 150 tàu, thuyền vi phạm cho các địa phương và lực lượng chức năng xử lý theo quy định.
Điển hình, ngày 27 và 28/8/2024, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã tổ chức Chương trình giao lưu công tác Đảng, công tác chính trị Cảnh sát Biển Việt Nam-Cảnh sát Biển Trung Quốc lần thứ nhất năm 2024. Báo cáo chương trình đưa ra cho thấy, từ năm 2005 đến nay, Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc đã tổ chức 28 chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ từ điểm số 9 đến số 21. Trong năm 2024, hai bên mở rộng thêm các chuyến tuần tra phòng, chống tội phạm vi phạm trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ từ điểm số 1 đến số 9 với tần suất mỗi quý một lần. |
Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn lực lượng đã điều động, sử dụng 222 lượt tàu, 129 lượt xuồng hoạt động trên các vùng biển, đi được 138 nghìn hải lý an toàn; điều động 9 lượt tàu, xuồng, hơn 110 lượt cán bộ, chiến sĩ thực hiện 8 vụ tìm kiếm cứu nạn cứu được 8 người, hỗ trợ 20.000 lít nước uống, 3.260m3 nước ngọt cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn.
Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình biển Đông; xu hướng gia tăng tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển, nhất là buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán ma túy, xuất nhập cảnh trái phép, khai thác hải sản bất hợp pháp, vi phạm IUU…, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi, chia sẻ thông tin, tuần tra liên hợp, hội nghị song phương,... với lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước láng giềng và trong khu vực nhằm xây dựng, phát triển bền vững các mối quan hệ hợp tác song phương tin cậy, ổn định.
Hiện Cảnh sát biển Việt Nam đang hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của 21 quốc gia và tổ chức quốc tế; tham gia 5 cơ chế và diễn đàn đa phương; ký kết 9 văn bản hợp tác với các nước: Hàn Quốc, Philippines, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Indonesia. Thông qua các hoạt động, cơ chế hợp tác, Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp với các quốc gia, tổ chức quốc tế, nhất là các quốc gia có chung đường biên giới, ranh giới trên biển thực hiện tốt công tác nắm, trao đổi thông tin về tình hình an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
Không ngừng mở rộng quan hệ
Theo Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển, với nền tảng cơ sở pháp lý của Luật Cảnh sát biển Việt Nam, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại Cảnh sát biển đã được triển khai bài bản, thiết thực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trong đó, Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp thực hiện phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền; phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, vũ khí, khủng bố, hoạt động xuất nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái pháp luật, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
Phát biểu tại Đối thoại Shang-ri La 2024 diễn ra ngày 1/6/2024, Thiếu tướng Lê Quang Đạo cho biết, những cơ chế hợp tác quốc tế về an ninh biển đã góp phần mang lại những kết quả to lớn; nhiều tình huống, sự vụ trên biển đã được giải quyết ổn thỏa; nhiều vụ việc tai nạn trên biển được cứu hộ, cứu nạn kịp thời; hoạt động tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, cướp biển, tội phạm ma túy đã được đấu tranh hiệu quả; từ đó, tình hình an ninh trên biển cơ bản ổn định, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển.
Nhận định tình hình, hiện nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn biến nhanh chóng, phức tạp, không chỉ tác động mà còn tạo nguy cơ chuyển hóa từ an ninh phi truyền thống thành an ninh truyền thống. Trước yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình mới, Thiếu tướng Lê Quang Đạo nhấn mạnh, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với lực lượng bảo vệ bờ biển, Cảnh sát biển các nước, ưu tiên các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp với nước ta và các đối tác truyền thống.
Đặc biệt, thông qua các hoạt động đối ngoại, Cảnh sát biển Việt Nam mang thông điệp hợp tác, phát triển và hội nhập đến với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước. Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với những quốc gia có lực lượng thực thi pháp luật trên biển mạnh; có kinh nghiệm tổ chức, xây dựng lực lượng; có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Quyết liệt phòng, chống dịch Covid
- ·Yêu cầu doanh nghiệp lĩnh vực quảng cáo và các rạp chiếu phim đảm bảo phòng chống Covid
- ·Yêu cầu di dời bãi tập kết rác tại chợ Nhà Phấn
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Nắng nóng gay gắt tiếp tục ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhiệt độ hơn 40 độ C
- ·Những món quà ý nghĩa
- ·Bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý MTTQ cấp cơ sở năm 2023
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Các trường không thay đổi mẫu đồng phục
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Bạn đọc Báo Cà Mau hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Văn Chuẩn 5 triệu đồng
- ·Vì sao người trồng điều ở Đồng Phú chưa được hỗ trợ?
- ·Thực hiện nhiệm vụ kép trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Bảo tồn hiệu quả động vật quý, hiếm
- ·Vững tin cùng sĩ tử
- ·Tăng cường công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng quà học sinh, người nghèo huyện Bù Đốp