【kết quả fortaleza】Đề nghị không đưa thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch vào phạm vi bí mật nhà nước
Báo cáo giải trình,Đềnghịkhôngđưathôngtinvềquátrìnhxâydựngquyhoạchvàophạmvibímậtnhànướkết quả fortaleza tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nêu: Về phân loại bí mật nhà nước, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong từng lĩnh vực phải là những thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Nội dung điều luật này được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu rà soát nội dung bí mật nhà nước tại 96 Danh mục bí mật nhà nước hiện hành trong các lĩnh vực của các cơ quan trung ương, các bộ, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong khi tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, nội dung Điều này đã được gửi xin ý kiến 39 bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan trực tiếp đến việc lập danh mục bí mật nhà nước.
Về phân loại bí mật nhà nước, kế thừa các quy định của Pháp lệnh hiện hành, điều luật được thiết kế thành 3 cấp độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật” theo từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, giao Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước để quy định các loại thông tin được xác định là bí mật nhà nước theo từng độ mật làm căn cứ để các cơ quan, tổ chức tạo ra thông tin bí mật nhà nước quyết định độ mật của bí mật nhà nước.
Đối danh mục bí mật nhà nước, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát, chỉnh sửa nội dung quy định rõ trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước; bỏ quy định lập danh mục bí mật nhà nước của địa phương để bảo đảm thực hiện thống nhất về danh mục bí mật nhà nước từ trung ương đến địa phương theo từng lĩnh vực quản lý.
Báo cáo cũng cho biết thêm: Trên cơ sở tổng kết việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hiện hành, để khắc phục hạn chế, vướng mắc, dự thảo Luật Chính phủ trình đã quy định giao Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước đối với cả 3 độ mật, bảo đảm tính thống nhất và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu Chính phủ trong việc ban hành Danh mục bí mật nhà nước.
Tham gia ý kiến, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) đưa ra vấn đề về phạm vi bí mật nhà nước. Theo ĐB, dự Luật quy định: “Thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, cửa khẩu, hệ thống kho dự trữ quốc gia, hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho vũ khí công nghiệp quốc phòng, an ninh. Như vậy, dự thảo luật quy định thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thuộc phạm vi bí mật nhà nước” là chưa thống nhất với Điều 19 của Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua.
Theo đó, Luật Quy hoạch quy định trong quá trình xây dựng quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng, cá nhân có liên quan. Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang mạng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch. Như vậy quá trình xây dựng quy hoạch và lấy ý kiến rộng rãi làm sao có thể thực hiện quy trình bảo mật như trong dự thảo luật.
Mặt khác, theo ông Vàng, tại khoản 4 Điều 13 của Luật quy hoạch còn nghiêm cấm cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân. Đồng thời, trong một số nội dung quy định nói trên chưa thực sự phù hợp với tinh thần của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 37 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55 năm 1998 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan.
“Do đó, tôi đề nghị không quy định thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt thuộc phạm vi bí mật Nhà nước” – ĐB tỉnh Điện Biên nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến nội dung này, ĐB Rơ Châm Long (Kon Tum) cho rằng một số nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước như trong dự thảo là quá rộng và chưa rõ dẫn đến khó thực hiện hoặc lạm dụng khi thực hiện luật. Như là thông tin về khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. “Sẽ xác định như thế nào khi thực hiện để không trái Hiến pháp và pháp luật về tố tụng hình sự bởi nguyên tắc xét xử công khai” – ĐB nói.
Mặt khác, giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có một số vụ án cần giữ bí mật nhà nước chứ không phải tất cả vụ án đều thuộc bí mật nhà nước. Như vậy, chưa đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân. Ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử có một số vụ án có thể thực hiện bí mật nhà nước nhưng giai đoạn thi hành án thì không còn thuộc bí mật nhà nước, vì đã tuyên án công khai. Xét xử kín nhưng tuyên án phải công khai đó là nguyên tắc của pháp luật tố tụng. Bởi vậy, ĐB Rơ Châm Long đề nghị đưa giai đoạn thi hành án ra khỏi phạm vi bí mật nhà nước và xác định rõ hơn giới hạn hoặc tiêu chí thuộc phạm vi bí mật nhà nước của hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
Lấy ví dụ một sự việc đã thực tế trải qua, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: “Trước đây, tôi giám sát việc liên quan đến xâm hại tình dục cháu bé ở Thủ Đức. Tôi gửi văn bản tới bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM và Giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thông tin về giám định. Các đồng chí trả lời chỉ có cơ quan tố tụng mới có quyền, tôi lập tức đưa một văn bản đến Chủ tịch UBND TP.HCM nhưng cho đến ngày hôm nay, tôi chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào. Tôi đã viện dẫn một trong những điều luật rất quan trọng đó là khoản 3 Điều 80 của Hiến pháp có quy định ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời gian nội định. Vậy, theo quy định này đối chiếu với luật chúng ta đang làm là Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì vấn đề bí mật đối với đại biểu Quốc hội như thế nào và các cơ quan sẽ thực hiện như thế nào”.
Từ câu chuyện trên, ĐB Nhưỡng đề nghị phải làm rõ trong đạo luật này bởi ĐBQH cần phải có thông tin mới có khả năng để giám sát. Trong Luật cần bổ sung vấn đề này vào để tạo điều kiện giám sát của Quốc hội nói chung cũng như của ĐBQH nói riêng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·570 công nhân Công ty TNHH Sang Hun ngừng việc
- ·Hoàn thiện chính sách quản lý chất lượng dịch vụ môi trường
- ·Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt trong ngày hội đại đoàn kết
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Mức thu phí cung cấp thông tin và đăng ký doanh nghiệp
- ·Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo
- ·Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo xã Tân Thành
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Xe máy đấu đầu xe tải, kẹt xe hơn 1km
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Bình Phước nỗ lực điều trị cai nghiện bằng methadone
- ·Nâng cao hiệu quả công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung
- ·Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·UBMTTQVN Tỉnh giám sát việc hỗ trợ khắc phục thiên tai ở Lộc Ninh
- ·Đi cạo mủ cao su, bị nước cuốn trôi
- ·Xã Thống Nhất sau 1 năm chuyển hóa địa bàn
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Hiến máu tình nguyện