【công ty tlk】Tháo gỡ chính sách thuế đối với phân bón, tạo cơ hội cho doanh nghiệp
Có cơ hội giảm giá thành, hạ giá bán
Đại biểu Cao Văn Trọng (Bến Tre) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về kiến nghị điều chỉnh thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) mặt hàng phân bón từ 0% lên 5% để giúp cho các nhà máy sản xuất phân bón khôi phục sản xuất, giảm lỗ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trước 1/1/2015, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tháo gỡ khó khăn cho nông dân, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội điều chỉnh phân bón từ đối tượng chịu thuế suất 5% về đối tượng không chịu thuế và hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, sản xuất phân bón được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không nhất trí cho phép khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào với lý do là không phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT. Do vậy, Quốc hội đã thông qua Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Luật về thuế có hiệu lực từ 1/1/2015 quy định phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, trên thực tế, việc quy định không chịu thuế GTGT mặt hàng phân bón gây bất lợi cho sản xuất phân bón trong nước do toàn bộ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí sản xuất và được tính vào giá thành sản xuất phân bón cũng như giá bán; trong khi phân bón nhập khẩu không chịu thuế GTGT.
Chính vì vậy, theo đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Sản xuất phân bón đã kiến nghị nhiều lần từ năm 2015 đến nay, kể từ khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực.
Theo Bộ trưởng, nếu chuyển phân bón sang đối tượng áp dụng thuế suất 5%, số thuế GTGT đầu vào hàng năm là khoảng 1.200 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ và không phải tính vào chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm. Chính phủ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp phân bón trong nước, giảm giá bán tương ứng với giá thành để người nông dân không bị ảnh hưởng.
Do đó, phân bón sản xuất trong nước có thêm điều kiện để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu (phân bón nhập khẩu phải chịu thuế suất GTGT 5% tương tự phân bón sản xuất trong nước), từ đó phân bón sản xuất trong nước có thêm cơ hội để giảm giá thành, hạ giá bán so với phân bón nhập khẩu theo cơ chế thị trường.
Theo thông tin từ Hiệp hội Sản xuất phân bón thì hiện nay phân bón sản xuất trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần, còn lại 30% là phân bón nhập khẩu...
“Việc điều chỉnh thuế suất GTGT đối với phân bón sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước có dư địa để tăng công suất, tăng sản lượng và thị phần, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng chính sách thuế, thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước cần phải tăng cường quản trị, rà soát để tiết giảm tối đa chi phí, từ đó giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị quyết về chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đã nhận được ý kiến nhất trí của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Sản xuất phân bón cũng như Hội Nông dân Việt Nam - là những cơ quan, tổ chức trực tiếp liên quan đến ngành sản xuất phân bón, nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Sắp xếp, xử lý lại nhà đất còn rất chậm
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội liên quan đến việc chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua việc chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân, như căng thẳng trong quan hệ quốc tế; những diễn biến khó lường của dịch Covid-19...
Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, các chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn, tăng cường công khai, minh bạch hơn, theo hướng tính đúng, tính đủ giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; hoàn thành xác lập hồ sơ quản lý đất đai, tài sản trước khi cổ phần hóa...
Đặc điểm của cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay là phải thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai...
Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cần phải nghiêm túc xem xét để nâng cao chất lượng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian tới.
“Trong tổ chức thực hiện của một số bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc. Công tác lập kế hoạch thoái vốn cổ phần hóa trình cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục cổ phần hóa thoái vốn chưa sát với thực tế. Bên cạnh đó, còn có vai trò trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong đổi mới hoạt động của doanh nghiệp...” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Một số nguyên nhân chậm tiến độ khác cũng được người đứng đầu ngành Tài chính nêu, đó là: Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp, không chủ động triển khai các chính sách của Nhà nước, đến khi thực hiện cổ phần hóa, mới thực hiện sắp xếp lại xử lý nhà đất, do đó ảnh hưởng tới tiến độ cổ phần hóa; việc phối hợp với các cơ quan, đại diện chủ sở hữu với UBND các tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan đến việc thực hiện phê duyệt phương án sắp xếp xử lý lại cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ là chưa tốt, tiến độ thực hiện còn rất chậm. Đặc biệt là các cơ sở nhà đất tại các thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp không muốn thoái vốn ở những ngành, lĩnh vực phát triển mạnh, có tỷ suất lợi nhuận cao, cũng làm chậm tiến độ thoái vốn.
Nhắc đến các giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, cần tiếp tục quán triệt các nhiệm vụ và giải pháp về sắp xếp, đổi mới nâng cao phát triển doanh nghiệp nhà nước theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước về sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước theo hướng công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ kịp thời nghiên cứu tháo gỡ khó khăn về các cơ chế chính sách trong quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.../.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ Y tế điều chỉnh lộ trình kê đơn thuốc điện tử
- ·Đề xuất 6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán
- ·Đề xuất 6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán
- ·Giá vàng hôm nay 10/10: Liên tiếp suy giảm, về sát ngưỡng 2.600 USD/ounce
- ·Van Phong Phú nhà cung cấp van hơi nóng uy tín
- ·Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
- ·EVNSPC tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ tháng 10 và kế hoạch năm 2024
- ·Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng
- ·Tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn hạn chế
- ·Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- ·Sức sống trường tồn của Cách mạng tháng Tám với dân tộc Việt Nam
- ·Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh
- ·FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/10: Tăng giảm trái chiều
- ·Liên kết không gian mạng: Các biện pháp nhằm hướng tới một EU hoạt động hiệu quả, đoàn kết, bền vững
- ·Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking
- ·Tại sao EVN lỗ hơn 21.000 tỷ đồng?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/10: Tăng giảm trái chiều
- ·Môi sưng cứng, vón cục vì tiêm filler để có đôi môi trái tim căng mọng
- ·Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking