【thứ hạng của kawasaki frontale】Ban Sóc, từ lễ tết Cung đình đến khai hội Festival Huế
Lễ Ban Sóc triều Nguyễn xưa. Ảnh tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. |
Là nơi triều Nguyễn - triều đình phong kiến cuối cùng chọn làm kinh đô, Huế nay vẫn còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ. Cũng chính vì yếu tố này mà các tiết lễ, nghi thức tại đây được coi như chuẩn mực lễ nghi của thời kỳ phong kiến Việt Nam. Và, được xem là dịp lễ lớn nhất trong năm nên Tết trong Cung đình Huế được tổ chức rất linh đình. Các nghi thức lễ Tết bắt đầu ngay từ tháng Chạp với lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Nghinh xuân (đón ngày lập xuân), lễ Phất thức (lau chùi ấn tỷ và kinh sách), lễ Cáp hưởng (mời các vị tiên về ăn Tết), lễ Thướng tiêu (dựng cây nêu)...
Hãy dừng lại với lễ Ban sóc. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai. Lịch xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử Việt Nam.Ngay từ khi xưng vương đầu năm 1780 ở Gia Định, sử triều Nguyễn, bộ “Đại Nam thực lục” cho biết, tháng 12 năm đó, chúa Nguyễn Ánh đã tiến hành ban lịch năm sau cho bề tôi, gọi là lịch Vạn Toàn. Cuối năm 1790, chúa Nguyễn Ánh tổ chức ban lịch cho bề tôi vào ngày 28 tháng Chạp.
Sách Đại Nam thực lụcchép, cuối năm Gia Long thứ nhất (1802), nhà vua làm lễ dâng lịch Vạn Toàn ở Thái miếu, rồi “ban lịch mới cho trong ngoài”. Đến năm Gia Long thứ 5 (1806), triều Nguyễn quy định lễ ban lịch Vạn Toàn diễn ra vào ngày 1 tháng Chạp hàng năm. Đến tháng Chạp năm 1812, lịch Vạn Toàn được đổi tên thành lịch Hiệp Kỷ. Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa. Sử cũ chép lại, vào năm 1821, “Tháng 12, ngày mồng 1, vua mặc thường phục ngự ở điện trước cửa hành tại. Khâm Thiên Giám đem lịch năm Nhâm Ngọ dâng lên (…) Lại truyền dụ cho ở Kinh hôm ấy phải thiết triều ở điện Thái Hòa, Hoàng trưởng tử và các quan lưu Kinh làm lễ bái vọng, rồi lấy sách lịch chia cấp cho trong ngoài”.
Bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên Lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệchép, vua Minh Mạng định rằng: "Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau làm Lễ Ban Sóc ở trước cửa Ngọ Môn". Thế rội định lệ hằng năm, sau khi cơ quan Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình nhà Nguyễn tổ chức Lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai vị quan ở Bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng cung để hoàng gia dùng, đồng thời được phát cho các quan ở Kinh thành Huế, các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.
Tái hiện lễ Ban Sóc năm 2021. Ảnh: thuathienhue.gov.vn |
Một cảm xúc thật khó tả khi sau 180 năm, đúng vào đầu năm 2021 chuẩn bị đón Tết Tân Sửu, lễ Ban Sóc được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những trình thức, nghi tiết thuở xưa, đúng vào dịp khai trương không gian Ngọ Môn (ngày 1/1/2021) và chào đón những vị khách đầu tiên đến tham quan khu Di sản Huế trong năm 2021. Tái hiện lễ Ban Sóc là tái hiện tinh thần nhân văn của người xưa và là dịp để du khách, người dân cùng trải nghiệm với di sản Cố đô Huế trong ngày đầu năm mới.
Festival Huế với chủ đề xuyên suốt "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" đã góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á dựa trên những giá trị nền tảng của văn hóa truyền thống và tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân vùng đất Cố đô. Được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm với hơn 50 hoạt động chính và gần 100 hoạt động hưởng ứng theo định hướng bốn mùa, Festival Huế 2023 đã được mở đầu bằng Chương trình Khai hội - Lễ Ban Sóc ngày 01/01/2023 và kết thúc bằng Chương trình Countdown ngày 31/12/2023.
Tặng lịch cho quan khách tại lễ Ban Sóc năm 2023. Ảnh: Tư liệu |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người hôi của bị tội gì?
- ·Từ vụ cháy ở Trung Kính, ĐBQH đề xuất cấm nhà ở kết hợp kinh doanh, cho thuê trọ
- ·Bắt giữ tàu chở lậu khoảng 90.000 lít dầu DO
- ·Đồng Nai: Sau mưa lớn, nước cao gần 1m tại nơi vừa hoàn thành dự án chống ngập
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 9/2013 (Lần 3)
- ·Bộ trưởng TN&MT: Sẽ bố trí ngân sách thăm dò đầy đủ trữ lượng đất hiếm
- ·Vừa gây tai nạn, 2 người đàn ông bị CSGT bắt vì nồng độ cồn kịch khung
- · Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- ·Vợ mất, cụ ông một mình chăm mẹ già, con dại
- ·Tin lời 'bạn trai' ngoại quốc, người phụ nữ ở Đồng Nai suýt mất 180 triệu đồng
- ·Khiển trách Ban cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021
- ·Đi bộ trên đường ray, bị tàu hỏa đâm văng vào lề, tử vong tại chỗ
- ·5 tổ công tác đặc biệt của Công an Hà Nội xuống đường xử lý vi phạm giao thông
- ·Trục lợi hơn 2 tỷ, nguyên Phó phòng Tài nguyên và Môi trường ở Bình Phước bị bắt
- ·Hơn 30 triệu đồng bạn đọc ủng hộ bé gái bị ong đốt
- ·Miền Bắc xuất hiện mưa đặc biệt lớn, Hà Nội sấm sét vang trời kèm gió mạnh
- · Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- ·Quốc hội bầu Chủ tịch nước, phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm
- ·Em trẻ, em xinh…sao phải làm người thứ 3?
- ·Đề nghị đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ công tác nhân sự, đảm bảo chặt chẽ