【soi keo augsburg】Năm 2016, hơn 126.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Số liệu này vừa được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) công bố.
Cụ thể,ămhơnlaođộngViệtNamđilàmviệcởnướcngoàsoi keo augsburg tổng số lao động đi làm việc tại thị trường khu vực Đông Bắc Á trong năm 2016 là 116.948 người, chiếm tỷ trọng 92,6% tổng số đưa đi, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lao động đi làm việc tại Đài Loan là 68.244 người, chiếm 58,35% số lao động đưa đi trong khu vực này. Thị trường Nhật Bản có 39.938 người, tăng 47,86% so với số lao động đưa đi năm 2015, chỉ trong tháng 12 con số này là 6.345 người. Đây cũng là con số cung ứng lao động sang làm việc tại Nhật cao nhất so với các năm qua. Đồng thời, số lao động cung ứng trong tháng 12 cũng là con số cung ứng đạt mức kỷ lục của một tháng.
Thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 tiếp nhận tổng số 8.442 lao động. Năm 2016, quy mô tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường này tăng 40,25% so với năm 2015. Các thị trường khác như: Ma Cao là 266 người, Hồng Kong với 11 người.
Khu vực Đông Nam Á có tổng số 2.109 lao động Việt Nam đi làm việc, chiếm 1,67% tổng số lao động đưa đi, giảm 71,45% so với năm 2015. Đáng chú ý, chỉ có hai thị trường tiếp nhận lao động là Malaysia và Singapore. Trong đó, Singapore được đánh giá là thị trường đòi hỏi người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cần cả trình độ tốt về ngoại ngữ.
Cũng trong năm 2016, thị trường các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận 5.641 lao động, chiếm 4,46% tổng số lao động đưa đi, tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2015, các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 4 thị trường có số lượng đáng kể là UAE với 616 người, Israel với 250 người, Qatar với 702 người và Ả Rập Xê – út với 4.033 người.
Số lao động đi làm việc tại các nước Bắc Phi là 1.223 người, chiếm 0,97% tổng số lao động đưa đi, giảm 40,48% so với năm 2015.
Trong năm 2016, lao động đi làm việc tại các thị trường khác là 375 người, chiếm 0,3% tổng số lao động đưa đi. Đáng chú ý, cũng trong năm 2016, một số doanh nghiệp đã xúc tiến đưa lao động vào các thị trường mới như: Thổ Nhĩ Kỳ với 136 người và CHLB Đức với 78 người. Hiện số lao động này đều có việc làm ổn định và thu nhập tốt.
Theo đánh giá của VAMAS, trong số 29 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam năm 2016 thì chỉ có 6 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả rập Xê – út và Algieri.
Các thị trường tiếp nhận lớn lao động Việt Nam vẫn tập trung vào các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, sự gia tăng lớn hơn cả vẫn là hai thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Trong khi đó, thị trường khu vực Trung Đông có xu hướng tăng so với năm 2015, còn thị trường các nước Đông Nam Á giảm mạnh so với trước, đặc biệt thị trường Malaysia có sự sụt giảm đáng kể.
VAMAS nhận định, đây là một nét khác biệt so với các năm trước, đồng thời cũng sẽ là xu hướng vận động của thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm 2017./.
Mai Đan
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Các dự án điện gió đóng góp gì cho kinh tế Đắk Nông?
- ·Dừng chương trình nghệ thuật có MC, ca sĩ hải ngoại ở đảo Phú Quý
- ·Cùng hành động mạnh mẽ trong ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Xóa đói giảm nghèo ở xã nông thôn mới
- ·Gianphoi.com.vn
- ·Đã làm việc 5 tháng nhưng chưa ký hợp đồng lao động, vậy có đúng ?
- ·Cảnh giác với tội phạm cướp tài sản kiểu mới
- ·Đã mở 19 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- ·Việt Nam đã phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn
- ·Nhọc nhằn đời lao công
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản
- ·60 trường hợp đuối nước được cứu sống ở biển Vũng Tàu
- ·Long Trị A ra mắt mô hình “Đội tình nguyện giọt máu hồng”
- ·Cùng chăm lo cho những người mẹ của quê hương
- ·Áp lực chốt lời mạnh, giá vàng miếng SJC rơi khỏi ngưỡng 74 triệu đồng/lượng
- ·Huyện Phụng Hiệp: Tiếp nhận 226 đơn vị máu
- ·Chỉ định 2 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau
- ·Huyện Phụng Hiệp: Bàn giao nhà chữ thập đỏ
- ·Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2023
- ·Đã tổ chức 518 cuộc tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội