【verona juventus】Khi “lực cản” đến từ văn bản pháp luật
Không rõ hiệu lực
Theo Luật sư Trần Minh Hải, Công ty Luật Basico, tình trạng văn bản không rõ ràng về hiệu lực khá là phổ biến đặc biệt là trong các lĩnh vực tư pháp, thuế, ngân hàng… Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản pháp luật của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Luật này cũng quy định các trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực gồm: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; (2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan Nhà nước đã ban hành văn bản đó; (3) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, có rất nhiều văn bản đến nay chưa hề bị bãi bỏ bởi một văn bản nào nhưng hiệu lực cũng không rõ. Đơn cử, năm 2003, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết 04 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế để hướng dẫn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đến nay, văn bản gốc- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực từ ngày 1-1-2006 nhưng chưa có văn bản nào thay thế, bổ sung, bãi bỏ Nghị quyết 04 nên theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết 04 vẫn còn hiệu lực. Vậy Nghị quyết 04 có còn hiệu lực hay không thì đến nay, sau 6 năm kể từ ngày Pháp lệnh hết hiệu lực, vẫn không được làm rõ.
Hậu quả là việc xét xử trở nên không thống nhất ở các Tòa án. Ví dụ như quy định về hợp đồng vô hiệu, theo đó, Nghị quyết quy định hợp đồng được ký kết bởi người không có thẩm quyền nhưng người có thẩm quyền ký kết biết và vẫn thực hiện thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu. Thực tiễn xét xử cho thấy, có Hội đồng xét xử chấp nhận đương sự viện dẫn quy định này và không tuyên hợp đồng vô hiệu, nhưng cũng có Hội đồng xét xử lại không chấp nhận, lý do là vì văn bản gốc, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực cho nên phải xem xét lại Nghị quyết 04. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự khi xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 04 quy định hợp đồng kinh tế được xem là không bị vô hiệu nếu thỏa thuận giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ nhưng thanh toán thực tế bằng VND. Tuy nhiên, Pháp lệnh ngoại hối lại không cho phép điều này, tức là mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết giá cả trên lãnh thổ Việt Nam phải bằng VND. Sự tréo ngoe giữa các văn bản pháp quy này dẫn đến việc xét xử khác nhau và lắm khi khiến DN không biết đường nào mà lần.
“Rừng” luật
Một trường hợp khác là Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, được ban hành năm 2001. Từ đó đến nay, pháp luật về ngân hàng đã 2 lần được Quốc hội sửa đổi và ban hành luật mới (Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1-1-2011; Luật Ngân hàng Nhà nước được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16-6-2010) nhưng không ai dám phủ nhận hiệu lực Quyết định 1627 và các ngân hàng vẫn phải tuân thủ.
Trong “rừng” luật gồm gần 100 nghìn văn bản đã được ban hành, những ví dụ trên đây chỉ phản ánh một phần vô cùng nhỏ của thực trạng văn bản pháp quy chồng chéo và không rõ hiệu lực. Tuy nhiên, không có thống kê nào chỉ ra chính xác có bao nhiêu văn bản pháp quy đã được ban hành từ trước đến nay, trong đó thống kê chi tiết theo từng tiêu chí như tính hiệu lực, lĩnh vực điều chỉnh, loại văn bản… mà chỉ có thống kê riêng lẻ của từng cơ quan quản lý như Quốc hội, Chính phủ, các bộ… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DN nhất là trong tình trạng phát sinh tranh chấp.
Tại một cuộc tọa đàm về hỗ trợ pháp lý cho DN do Đoàn Luật sư Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội DNVVN Việt Nam) tổ chức gần đây, nhiều ý kiến cho rằng cái khó nhất trong bối cảnh hiện nay của các DN không phải là được tuyên truyền, đào tạo phổ biến về pháp luật mà là ở chỗ không biết phải ứng xử với pháp luật như thế nào trước những vướng mắc thực tế.
Kiến nghị từ khối DN, ông Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực cho rằng hỗ trợ pháp chế quan trọng nhất chính là hoàn thiện khung pháp lý, tránh tình trạng văn bản rối rắm chồng chéo không rõ hiệu lực. Kiến nghị này cũng là nỗi niềm của phần lớn DN đang hoạt động trong bối cảnh công việc sản xuất, kinh doanh hàng ngày thường vấp phải những lực cản vô hình.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là sắp xếp, hệ thống lại văn bản của từng lĩnh vực, có tiêu chí rõ ràng về thực hiện, phối hợp trong việc ban hành văn bản quy phạm mới cũng như “khai tử” rõ ràng văn bản hết hiệu lực theo đúng quy định pháp luật… là sự hỗ trợ lớn đối với DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thiên Cầm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Gia cảnh khó khăn của nam sinh ở Thanh Hóa bị điện giật khi đi câu cá
- ·Bù Đốp mít tinh hưởng ứng năm an toàn giao thông năm 2016
- ·Năm 2016: Tháo gỡ vướng mắc, không để lãng phí đất đai
- ·Hội người Hoa huyện Lộc Ninh đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2015
- ·Muôn vàn phong tục đón mừng năm mới 'độc nhất vô nhị'
- ·Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Đồng Phú
- ·Uống sữa chua miễn phí, 24 học sinh bị ngộ độc
- ·Mức tiền lương đóng BHXH để tính lương hưu
- ·Hấp dẫn Chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc
- ·Các bệnh viện chính thức áp giá mới cho gần 1.900 dịch vụ y tế
- ·Vòng 6 Premier League: Đại chiến MU
- ·Những tai nạn kỳ quặc, tế nhị của niềng răng
- ·Công an tỉnh tặng quà đồng bào nghèo ở biên giới
- ·Đồng Phú: CB, CNVCLĐ thi hát karaoke
- ·Bầu cử Mỹ: Tương quan lực lượng có dấu hiệu thay đổi
- ·Hỗ trợ người đóng BHXH tự nguyện
- ·Những rủi ro sức khỏe có thể gặp phải khi bị béo phì
- ·Ra mắt trang thông tin điện tử Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- ·Bãi biển cát trắng nhất thế giới bất ngờ nhuốm màu đỏ lòm vì 'tảo giòi'
- ·Hội chữ thập đỏ vận động gần 60 tỷ đồng cho công tác nhân đạo, từ thiện