会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá tivi.com】Mục tiêu kép trong quản lý hóa chất, tiền chất!

【bóng đá tivi.com】Mục tiêu kép trong quản lý hóa chất, tiền chất

时间:2024-12-23 11:16:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:405次
Hải quan giám sát việc tạm nhập,ụctiêuképtrongquảnlýhóachấttiềnchấbóng đá tivi.com tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất Kiểm soát gian lận trong khai báo hóa chất là tiền chất ma túy Nâng cao nghiệp vụ kiểm soát ma túy, tiền chất trong ngành Hải quan
 Công chức Chi cục Hải quan KCN VIệt Nam- Singapore- Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, tháng 11/2022. 	Ảnh: Đăng Nguyên
Công chức Chi cục Hải quan KCN VIệt Nam- Singapore- Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, tháng 11/2022. Ảnh: Đăng Nguyên

Tiềm ẩn rủi ro

Những năm gần đây, nhu cầu xuất nhập khẩu tiền chất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Tiền chất được sử dụng hợp pháp và rộng rãi trong các ngành công nghiệp y tế và nghiên cứu khoa học. Theo thống kê của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, số lượng tiền chất xuất nhập khẩu dùng trong các ngành công nghiệp y tế và nghiên cứu khoa học năm sau thường cao hơn năm trước khoảng 10%.

Theo thống kê, trong năm 2023, các Cục Hải quan địa phương đã phát hiện và xử lý đối với 18 DN với tổng trị giá tờ khai là hơn 12,5 tỷ đồng, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 960 triệu đồng, số tiền khắc phục hậu quả là hơn 490 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các Cục Hải quan địa phương cũng đã phát hiện và xử lý 7 DN với số tiền xử phạt là hơn 140 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép, đăng ký tờ khai trước khi có giấy phép nhập khẩu, không xuất trình được giấy phép nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai, nhập khẩu theo giấy phép nhưng không xuất trình được giấy phép.

Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất trên toàn quốc phát sinh tại 20 Cục Hải quan địa phương với khoảng 700 doanh nghiệp tham gia làm thủ tục hải quan. Các DN hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp và khu chế xuất. Cụ thể, năm 2023, khối lượng hóa chất là tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần nhập khẩu là hơn 400.000 tấn và hơn 7 triệu lít, trong đó nhập khẩu tại chỗ là 18.000 tấn và hơn 230.000 lít; khối lượng xuất khẩu là gần 70.000 tấn và hơn 22.000 lít, trong đó xuất khẩu tại chỗ là 14.000 tấn và hơn 22.000 lít.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng hóa chất là tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần nhập khẩu là gần 250.000 tấn, nhiều gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 và hơn 2,4 triệu lít, ít hơn khoảng 600.000 lít so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu ghi nhận 34.000 tấn, ít hơn 6.000 tấn so với cùng kỳ năm 2023 và hơn 20.000 lít, nhiều gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Các loại hóa chất, tiền chất được sử dụng trong các hoạt động sản xuất keo dán, sơn công nghiệp, sản xuất nhựa, da giày, dệt nhuộm, xử lý nước, chất tẩy rửa… Tuy nhiên, không loại trừ nguy cơ các loại tiền chất này được lạm dụng vào các mục đích bất hợp pháp do tiền chất là các loại hóa chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất, điều chế ma túy.

Với vai trò là thành viên của Tổ công tác liên ngành Trung ương về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, Cục Điều tra chống buôn lậu đã tham gia đoàn kiểm tra tại trụ sở 9 DN, trong đó đã phát hiện vi phạm của 6 DN. Cụ thể là vi phạm về xuất khẩu tiền chất không có giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý chuyên ngành, nhập khẩu thuốc thú y có chứa tiền chất không có giấy phép của cơ quan chuyên ngành, giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất được cấp chưa phù hợp với thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp không có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành...

Quản lý nhưng vẫn tạo thuận lợi cho DN

Với thực tế nhu cầu xuất nhập khẩu hóa chất, tiền chất trong các hoạt động kinh tế ngày càng tăng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngành Hải quan xác định, công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất, tiền chất đảm bảo sự chặt chẽ để có thể kiểm soát rủi ro từ mặt hàng này, nhưng đồng thời cũng phải hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Theo đó, việc triển khai thực hiện Công văn 1276/TCHQ-ĐTCBL và Kế hoạch số 1884/KH-TCHQ ngày 4/5/2024 của Tổng cục Hải quan về đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma túy và tiền chất qua biên giới năm 2024 đã góp phần nâng cao ý thức của công chức Hải quan và DN xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp, tăng cường khả năng quản lý của cơ quan Hải quan đối với các hóa chất có sử dụng tiền chất, chất hướng thần, chất ma túy.

Tại các cục Hải quan địa phương, nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo cũng được triển khai, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác kiểm soát hóa chất, tiền chất xuất nhập khẩu.

Ông Lê Thành Vân, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, ngay khi Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch 1884, đơn vị đã xây dựng Kế hoạch phòng chống vận chuyển trái phép chất ma túy và tiền chất trên địa bàn và đã triển khai các biện pháp tới tất cả cán bộ, công chức. Hàng tháng, Cục Hải quan Đồng Nai cũng chỉ đạo các đơn vị rà soát, thống kê các DN nhập khẩu tiền chất để báo cáo Tổng cục Hải quan và cơ quan Công an phối hợp. Bên cạnh đó, đơn vị cũng ký kết quy chế phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và các đơn vị khác như Sở Công Thương, Ban quản lý khu công nghiệp về việc quản lý tiền chất. Hàng quý, trên cơ sở báo cáo thống kê của Cục Hải quan Đồng Nai, đoàn liên ngành do Sở Công Thương chủ trì cùng các đơn vị Hải quan, Ban quản lý khu công nghiệp, Công an đi kiểm tra tình hình sử dụng tiền chất của các DN.

Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh cũng cho biết, đơn vị đã giao cho Phòng tham mưu chống buôn lậu làm đầu mối triển khai kế hoạch theo dõi, đôn đốc, phối hợp cùng với Đội Kiểm soát Hải quan thường xuyên rà soát số liệu, để thực hiện kiểm tra, đánh giá mức tuân thủ của một số DN có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất và tiền chất trên địa bàn.

Đặc biệt, Cục Hải quan Bắc Ninh giao phòng nghiệp vụ nghiên cứu xây dựng một ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công chức trong quá trình giải quyết thủ tục. Bởi lẽ hóa chất, tiền chất là mặt hàng tương đối phức tạp, việc giải quyết thủ tục cho mặt hàng này cần thời gian khá lâu so với hàng hóa thông thường khác. Phần mềm của Cục Hải quan Bắc Ninh hỗ trợ công chức nhận biết tên hàng khai báo, mã CAS để đưa ra cảnh báo hóa chất và tiền chất thuộc danh mục chính sách quản lý. Việc ứng dụng phần mềm này đã rút ngắn đáng kể thời gian xử lý khai báo hải quan của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu được những nguy cơ rủi ro.

Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh cho biết, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, các chi cục đã tra cứu khoảng trên 2.000 lần và đã phát hiện được một số trường hợp DN nhập khẩu hóa chất có thành phần phải xin giấy phép nhưng lại không có giấy phép.

Ông Nguyễn Ngọc Huân, Cục trưởng Cục Hải quan Long An: Phân loại hóa chất theo mức độ rủi ro để tập trung quản lý

Mục tiêu kép trong quản lý hóa chất, tiền chất

Với đặc thù địa bàn quản lý có tới hơn 20 khu công nghiệp, Cục Hải quan Long An xác định công tác kiểm soát hóa chất, tiền chất là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Trong đó, đơn vị đã in các tài liệu tuyên truyền về hơn 200 loại hóa chất để phát tới các DN, nhằm giúp DN chủ động nắm bắt được và chung tay với cơ quan Hải quan trong việc kiểm soát mặt hàng hóa chất, tiền chất xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, với số lượng hóa chất, tiền chất xuất nhập khẩu rất lớn, trong khi yêu cầu quản lý ngày càng phải thông thoáng và tạo thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế, cần khu trú lại tất cả những loại hóa chất có nguy cơ cao có thể sản xuất các loại ma túy hoặc chất gây nghiện để tập trung quản lý. Để làm được điều này, cần có sự vào cuộc của Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phân loại các mặt hàng hóa chất theo mức độ rủi ro tại từng thời điểm nhất định.

Ông Nguyễn Tuấn Cảnh, Phó Trưởng phòng Kiểm soát ma túy, Cục Điều tra chống buôn lậu: Công tác quản lý tiền chất của ngành Hải quan được thực hiện chặt chẽ, bài bản

Mục tiêu kép trong quản lý hóa chất, tiền chất

Được sự quan tâm lãnh đạo Tổng cục Hải quan, công tác quản lý tiền chất của ngành Hải quan dần dần đã thực hiện chặt chẽ, bài bản. Hàng năm Tổng cục Hải quan đều ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất là tiền chất ma túy. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền chất là những hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế ma túy. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hóa chất, hóa chất gồm có đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất. Do vậy, danh mục quản lý tiền chất không chỉ có trong 60 chất quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP mà có tới hàng nghìn loại hàng hóa có chứa tiền chất phải quản lý bằng giấy phép. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho công tác quản lý, hướng dẫn chính sách mặt hàng của cơ quan Hải quan để các cục hải quan tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện nhằm kiểm soát chặt chẽ.

N.H (ghi)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Môi trường sống  nông thôn ngày càng ngột ngạt
  • Lễ chào cờ đầu tuần: Việc dễ làm, ý nghĩa lớn
  • Tuyển Việt Nam đấu Syria: Nhớ hàng thủ thời HLV Park Hang Seo
  • Từ năm 2014
  • Đau xót cảnh con dâu nuôi cha liệt, con nhỏ
  • Lợi nhuận 2022 âm, cổ phiếu của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình bị đưa vào diện cảnh báo
  • Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
  • Tuyển nữ Việt Nam rời Đức, Huỳnh Như báo tin cực vui
推荐内容
  • Con bị hổ vồ, mẹ không có nổi 1 triệu trong túi
  • Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo của Hoa Kỳ
  • Thi đua sản xuất tăng năng suất lao động
  • Kết quả bóng đá U17 châu Á 2023 hôm nay 17/6
  • Xả rác, tiều bậy phạt như thế nào
  • Nhận định bóng đá Croatia vs Tây Ban Nha, chung kết Nations League