【kết quả giai ngoai hang anh】Tiếp cận thị trường Halal bằng cách nào?
Tiêu chuẩn và chứng nhận: Chìa khóa để tham gia thị trường Halal Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế,ếpcậnthịtrườngHalalbằngcáchnàkết quả giai ngoai hang anh chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng |
Sáng 22/5, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Văn phòng chứng nhận Halal Việt Nam đã phối hợp Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo "Triển vọng thị trường Halal và giải pháp khai thác, tiếp cận thị trường Halal".
Hội thảo "Triển vọng thị trường Halal và giải pháp khai thác, tiếp cận thị trường Halal". |
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết, thị trường các nước Hồi giáo là thị trường lớn và đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Trong đó, ngành công nghiệp Halal nói chung và thực phẩm Halal nói riêng có quy mô lớn, tiềm năng phát triển cao tại khắp các châu lục từ châu Á, châu Phi cho tới châu Âu, châu Mỹ. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, với thế mạnh về công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm nên Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường Halal. Và thực tế, có nhiều địa phương, doanh nghiệp quan tâm, xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp chưa có đầy đủ thông tin về văn hoá, tập quán tiêu dùng, cũng như thông tin về thị trường, các quy định về thương mại... để có thể tiếp cận thị trường Halal trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động từ việc thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan đến thị trường Halal; hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu; đến các hoạt động xúc tiến thương mại sách thỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, tham gia hiệu quả vào thị trường này...
Ông Nguyễn Hữu Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng |
"Đối với Đà Nẵng, ngoài ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, thì hoạt động xuất khẩu cũng là thế mạnh của thành phố, với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, OCOP.... Theo hướng đó, Đà Nẵng được đánh giá là có tiềm năng trong xuất khẩu sang thị trường các nước Hồi giáo và có thể thu hút được du khách từ thị trường các nước Hồi giáo đến với Đà Nẵng", ông Nguyễn Hữu Hạnh thông tin và cho biết thêm, để có thể khai thác, tiếp cận, phát triển thị trường Halal thì việc xây dựng hạ tầng, chuỗi cung ứng, việc đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn Halal là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu cũng như cung ứng các dịch vụ du lịch.
Tại Hội thảo, thông qua hoạt động hỗ trợ, tư vấn trực tiếp của các chuyên gia đến từ Bộ Công Thương và Văn phòng chứng nhận Halal Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nắm bắt được các thông tin về thị trường các nước Hồi giáo, các yêu cầu về chứng nhận Halal cho ngành công nghiệp thực phẩm, cũng như cho các nhà hàng, khách sạn, qua đó có thể tiếp cận, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Halal.
Bà Nguyễn Minh Phương - Trưởng phòng Tây Á - châu Phi (Vụ Thị trường châu Á - châu Phi Bộ Công Thương) cho biết, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được chứng nhận Halal, tuy nhiên Việt Nam tham gia thị trường Halal mới ở giai đoạn đầu, vẫn chưa thực sự chiếm được thị phần đáng kể trong lĩnh vực Halal, năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal Việt Nam còn thấp. Ngoài ra, Halal là khái niệm còn ít được biết đến, quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận Halal có xu hướng ngày càng khắt khe hơn, đa dạng và phức tạp hơn. Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực.
Bà Nguyễn Minh Phương - Trưởng phòng Tây Á-châu Phi (Vụ Thị trường châu Á-châu Phi). |
Chính vì thế, Bộ Công Thương thời gian qua đã tiếp tục tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế phát triển ngành hàng Halal tại Việt Nam; đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại; đồng thời hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam làm việc, tìm hiểu với các cơ quan, hệ thống phân phối của các nước như: Indonesia, Malaysia, A-rập-xê-út, UAE...
Ngoài ra, để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam, các đơn vị liên quan cần thúc đẩy việc phân phối các sản phẩm của Việt Nam có chứng nhận Halal để vừa đáp ứng nhu cầu của nhà xuất khẩu, vừa mở rộng việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Halal tại Việt Nam.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Tiền đạo chờ nhập tịch Rafaelson: 'Đây là khoảnh khắc trọng đại'
- ·Tuyển Việt Nam đá 4 trận thua 3, HLV Kim Sang
- ·PVF vô địch giải U15 Quốc gia 2024
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Nhận định bóng đá Southampton vs Man Utd: HLV Erik ten Hag sợ thua
- ·Nhận định bóng đá Southampton vs Man Utd: HLV Erik ten Hag sợ thua
- ·Bóng đá Trung Quốc chia tay siêu sao từng kiếm được hơn 5.000 tỷ đồng
- ·Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- ·Thống kê đáng buồn khiến Nguyễn Filip tự thấy thất vọng
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Cựu HLV ĐT bắn súng VN: 'Cần xem lại cách hành xử với chuyên gia nước ngoài'
- ·CLB TP.HCM đặt mục tiêu cao ở V.League 2024
- ·Giải U19 nữ quốc gia xuất hiện đội bóng mới thành lập chưa đầy 1 năm
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Chuyên gia: Nguyễn Filip vượt trội Đặng Văn Lâm nhưng thiếu may mắn
- ·Nhận định vòng 1 V.League: Hà Nội FC có chiến thắng, Thanh Hóa vượt khó
- ·'Thánh Muay' xông vào vùng lũ giải cứu người dân Thái Lan
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Messi ghi bàn ngay khi trở lại, vẫn kém xa kỷ lục của Ronaldo