会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【fortuna sittard vs】Xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2014: Căng thẳng cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung!

【fortuna sittard vs】Xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2014: Căng thẳng cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung

时间:2024-12-27 09:39:39 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:387次

Nhiều chỉ tiêu “khó nhằn”

TheéttuyểnnguyệnvọngnămCăngthẳngcuộcđuaxéttuyểnnguyệnvọngbổfortuna sittard vso Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, thời điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NV2) của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 bắt đầu từ ngày 20/8 và kết thúc ngày 31/10 đối với các trường ĐH và ngày 15/11 đối với hệ CĐ, mỗi đợt xét tuyển 20 ngày. Hơn 1 tuần kể từ ngày một số trường công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung, hàng trăm nghìn thí sinh đạt trên điểm sàn nhưng trượt NV1 đã tìm kiếm cho mình cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Năm nay, nhiều trường ĐH công lập “tốp trên” công bố xét tuyển nhiều chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung. Ví dụ như, ĐH Ngoại thương dành gần 100 chỉ tiêu cho cơ sở của trường tại Quảng Ninh. ĐH Bách khoa dành xét tuyển cho ngành Ngôn ngữ Anh (khối D1) với 210 chỉ tiêu. Thí sinh có điểm thi khối D1 từ 22 điểm trở lên cũng có cơ hội xét tuyển vào Trường ĐH Luật ngành Ngôn ngữ Anh và chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý với 60 chỉ tiêu...

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố 3 mức điểm sàn khác nhau đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014, theo thống kê có khoảng 300.000 thí sinh đạt điểm sàn vẫn có nguy cơ trượt ĐH. Lượng dôi dư khá lớn năm nay sẽ là nguồn tuyển dồi dào cho các trường. Tuy nhiên, đối với thí sinh, nó sẽ khiến cho cuộc đua NV2 trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt là ở những trường “top trên”. Nhiều trường dù lấy điểm cao, nhưng lượng hồ sơ đã nhận lên gấp hàng chục lần so với chỉ tiêu, ví dụ như ĐH Cần Thơ, ĐH Hoa Sen...

Thạc sĩ Hồ Viễn Phương - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Lạc Hồng - cho biết, sau một tuần tiếp nhận đăng ký nguyện vọng bổ sung, trường đã nhận được gần 500 hồ sơ xét tuyển, tăng khoảng 200 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2013. Những ngành thí sinh nộp hồ sơ nhiều là công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật tự động hóa; công nghệ hóa học; công nghệ thực phẩm; kế toán; luật kinh tế… Dự kiến điểm trúng tuyển nguyện vọng bổ sung các ngành hệ đại học bằng mức sàn; riêng ngành dược khối A dự kiến 14 điểm, khối B 15 điểm.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM - cho biết, trường đã nhận được hơn 1.000 hồ sơ xét tuyển cho tổng chỉ tiêu 1.700, đa số tập trung ở nhóm ngành thực phẩm, sinh học trong khi nhóm ngành tài chính - ngân hàng, điện tử và cơ khí rất ít. Dự kiến, các ngành khối công nghệ lấy mức điểm chuẩn khoảng 17, khối kinh tế là 15 và khối cơ khí khoảng 13,5 điểm. Với bậc cao đẳng, dự kiến các ngành du lịch, may, điện tử, cơ khí, công nghệ vật liệu, điện lạnh có điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung bằng điểm sàn.

Để trúng tuyển vào trường như mong muốn, các thí sinh sẽ phải tiếp tục cuộc đua tranh khốc liệt không kém kì thi vừa qua bởi cũng như những năm trước, đa phần các trường ĐH “top trên” dành ít chỉ tiêu cho xét tuyển NV2, hoặc nếu có thì chỉ ở những ngành có sức hút kém. Vì thế, đa số các thí sinh sẽ đổ dồn vào tranh suất học NV2 tại các trường ĐH “top giữa”. Thậm chí để chắc ăn, một số thí sinh còn dự tính nộp hồ sơ vào các trường dân lập.

Xét tuyển nguyện vong 2 năm 2014: Căng thẳng cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung

Nhiều trường đại học đã công bố điểm xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2014 - Ảnh minh họa

Thí sinh, nhà trường đều rối

Kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục mở thêm cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh trượt NV1 tham gia đợt xét tuyển NV2 nếu đạt từ điểm sàn trở lên. Mỗi thí sinh tham gia kỳ thi “3 chung” nếu đạt điểm sàn sẽ được trường đăng ký dự thi cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi, thí sinh dùng kết quả thi này tham gia đăng ký xét truyển vào các trường còn chỉ tiêu. Các trường ĐH, CĐ tổ chức xét tuyển sẽ tự quy định mức lệ phí, thời gian nhận hồ sơ của thí sinh.

Đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn chưa nhận được giấy báo điểm, do nhà trường chậm trễ, thậm chí nhiều trường còn tự ý chuyển thí sinh trúng tuyển sang khoa khác, hoặc có giấy gọi làm thủ tục trúng tuyển vào hệ cao đẳng trong khi thí sinh không hề đăng ký. Hay gần đây, hơn 150 thí sinh dự thi khối A1 của Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TPHCM đã bị in sai kết quả môn thi thành khối A, khiến các thí sinh không thể mang kết quả đi nộp xét tuyển NV2, nhà trường đã phải tổ chức cấp lại cho thí sinh.

Theo phản ánh của một số thí sinh, đợt xét tuyển NV2 là cơ hội cho thí sinh nhưng cũng rất vất vả, căng thẳng. Thí sinh Trần Đức Hùng (Hải Hậu, Nam Định) chia sẻ: “Năm nay em thi đại học được 20 điểm khối A, trượt NV1 đành phải trông chờ ở đợt xét tuyển NV2. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, lựa chọn trường, ngành đào tạo cũng rất khó khăn, bởi phải phù hợp với sở thích, mức điểm của mình. Em đã phải lên trường đã dự thi ở Hà Nội để xin giấy chứng nhận kết quả, rồi phải chạy qua các trường để nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đó, nếu không đỗ, lại phải tới rút hồ sơ để tiếp tục nộp sang trường khác”.

Dù được dự báo có nguồn tuyển dồi dào, song với một số trường ĐH, CĐ thì đợt xét tuyển NV2 cũng rất khó khăn bởi sức cạnh tranh giữa các trường trong việc thu hút thí sinh, nhất là các trường công lập “top dưới”, trường ngoài công lập. Sau nhiều năm “bết bát” về tuyển sinh, năm nay nhiều trường ngoài công lập dù đã tung ra các “chiêu” học bổng, quà tặng, ưu đãi về chỗ ở… nhằm thu hút thí sinh nhưng kết quả cũng không mấy khả quan.

Chia sẻ khó khăn trong đợt xét tuyển NV2, GS.TS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho biết: “Điểm sàn mấy năm nay đã trở thành mức cản trở khiến các trường ngoài công lập gặp khó khăn trong tuyển sinh. Trong khi các trường công lập lấy ngang điểm sàn, thí sinh chẳng dại gì mà vào trường dân lập để đóng học phí cao hơn, ra trường lại khó xin việc hơn. Hơn nữa, các đợt xét tuyển các trường cũng rất đau đầu vì thí sinh ảo, các em tới nộp hồ sơ nhiều, nhưng tới làm thủ tục lại rất ít”.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, trong thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung, các trường ĐH, CĐ phải thống kê và công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung trên trang web của trường. Các thống kê này, ngoài số lượng hồ sơ còn có các thông tin của thí sinh như ngành xét tuyển, điểm thi, khối… để thí sinh tham khảo và có thể rút hồ sơ xét tuyển.

Các trường có thể xét tuyển bổ sung trong nhiều đợt, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày. Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, các trường sẽ xét điểm thi từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu, không có trường hợp ưu tiên cho thí sinh nộp hồ sơ trước. Thí sinh ở xa gửi hồ sơ qua bưu điện, thời gian tính để xét tuyển là ngày ghi trên bì thư.

Cấm trường ĐH, CĐ gửi giấy trúng tuyển “rác”

Bộ GD&ĐT vừa chỉ đạo các trường ĐH, CĐ trong cả nước không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường theo quy định. Trường nào vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. Các trường in giấy chứng nhận kết quả thi cho những thí sinh không trúng tuyển vào trường mình, mỗi thí sinh được cấp 3 giấy, có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường, gửi cho thí sinh theo đúng thời gian quy định. Theo Bộ GD&ĐT, thời gian qua vẫn còn hiện tượng nhiều trường ĐH, CĐ tự ý gửi giấy báo trúng tuyển, triệu tập thí sinh tới làm thủ tục nhập học, mặc dù thí sinh không đăng ký nguyện vọng tại trường.

Thanh Loan

Điểm thi đại học năm 2014 dưới 15 khối C, D điểm đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 trường nào?

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tự ý gia hạn sử dụng thêm 2 năm cho hơn 7000 chiếc khẩu trang phòng dịch Covid
  • Mozambican Prime Minister to visit Việt Nam
  • Prime Minister greets Japanese governor
  • Cost overruns found in major HN projects
  • Người dùng cần làm gì trước nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân khi mang thiết bị đi sửa chữa ?
  • Party leader meets with Cambodian Senate President
  • Việt Nam, Indonesia to bolster strategic partnership
  • VN vows to lift restrictions to facilitate foreign investors: PM Phúc