【slna vs bình định】Gánh nặng đầu năm học
Mong bớt khoản nào tốt khoản đó
Đầu năm học mới,ánhnặngđầunămhọslna vs bình định phụ huynh phải đóng đủ các khoản tiền, như: Tiền lắp điều hòa, mua máy chiếu, đồng phục… Các loại tiền phục vụ việc ăn bán trú, hoạt động ngoài giờ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, học tiếng Anh liên kết, quỹ lớp, quỹ trường… cũng lên đến gần chục triệu đồng. Đối với những gia đình có điều kiện thì những khoản thu đầu năm không có vấn đề, nhưng đối với gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thì tiền đóng góp đầu năm thực sự là gánh nặng.
Đầu năm học 2018-2019, trường Tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức- Hà Nội) thông báo đến phụ huynh các khoản thu khoảng 8 triệu đồng/học sinh. Chị L.T.H (Hoài Đức – Hà Nội) có hai con đang học trường Tiểu học Sơn Đồng chia sẻ: “Tiền đóng học đầu năm cho cháu của gia đình tôi cũng gần 16 triệu đồng. Vợ chồng tôi đều làm công nhân nên số tiền đóng cho con thực sự quá lớn, nhưng để các cháu được đi học gia đình phải chấp nhận nộp cho nhà trường”.
Hiện nhà trường chưa thông báo họp phụ huynh và cũng chưa biết tiền đóng học đầu năm của con gái là bao nhiêu, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Phượng (Xuân Đỉnh- Hà Nội) cũng đang lo lắng. Chị Phượng cho biết: “Năm nay, con tôi vào lớp 1 nên các khoản thu đầu năm học mới sẽ nhiều hơn so với học sinh lớp 2, lớp 3. Theo tôi tìm hiểu, ngoài tiền học phí, phụ huynh phải đóng thêm nhiều khoản khác như: Bảo hiểm y tế, đồng phục, nước uống,… và tiền mua cơ sở vật chất như: Điều hòa, máy chiếu…”.
Năm nay, con gái chị Nguyễn Thị Lan (Hai Bà Trưng – Hà Nội) lên lớp 2, nên các khoản thu tự nguyện cũng sẽ giảm hơn so với các lớp đầu cấp. Tuy nhiên, những khoản thu đầu năm vẫn gánh nặng đối với gia đình, chị Lan chia sẻ: Các khoản thu đều do nhà trường quy định và thông qua phụ huynh để thống nhất. Đặc biệt, nhiều phụ huynh phải chấp nhận những khoản thu chưa phù hợp, bởi vì mong muốn con mình được học trong môi trường giáo dục tốt nhất. “Thông thường ở các buổi họp phụ huynh, nhà trường thông báo về các khoản thu đầu năm và hầu hết các phụ huynh đều đồng ý với các khoản thu do nhà trường đề ra. Chỉ trường hợp thấy những khoản thu nào vô lí quá thì tôi mới hỏi giáo viên, còn không nhà trường thông báo bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu”, chị Lan cho biết.
Tuy nhiên, nhiều trường lại dựa vào điều này để thu những khoản vô lý khiến cho phụ huynh bức xúc. Một phụ huynh có con học trường Tiểu học Sơn Đồng cho biết: “Đầu năm học, chúng tôi chỉ mong giảm bớt được khoản thu nào đỡ khoản đó. Như đồng phục học sinh các cháu có thể tận dụng những năm trước để mặc lại, nhưng mỗi năm nhà trường lại thay đổi mẫu mã, màu sắc của đồng phục và yêu cầu học sinh mua là không cần thiết, gây lãng phí”.
Cũng theo nhiều phụ huynh có con học trường Tiểu học Sơn Đồng, từ hai năm nay, nhiều phụ huynh cũng đã bức xúc trước khoản thu tự nguyện của nhà trường nhưng không phản ứng vì sợ con bị “trù dập" sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu. Do vậy, các phụ huynh đều phải chấp nhận những khoản thu tự nguyện do nhà trường đề ra.
"Tự nguyện" biến tướng
Trước những lo ngại này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục đang là một chủ trương đúng đắn và cần được nhân rộng. Tuy nhiên, một số nơi đã biến hành động ý nghĩa này trở nên méo mó, biến tướng thành hiện tượng lạm thu.
“Các đơn vị không hiểu đúng dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục. Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa... Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện”, ông Khánh nhận định.
Theo ông Khánh, để khắc phục tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản 1029 gửi tất cả các địa phương, trong đó đặc biệt có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa, rồi tất cả các vấn đề liên quan đến thu-chi năm học để quán triệt trước và đầu năm học.
Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn công tác thanh, kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm; đặc biệt thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GDĐT phải triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa hoặc lợi dụng Thông tư 29 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để triển khai thu áp đặt, cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh.
PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người cũng cho rằng, nhiều trường thu thêm những khoản ngoài học phí như: Điều hòa, nước uống, rèm cửa… nhằm mục đích cải thiện môi trường giáo dục. Về khách quan thì những khoản thu tự nguyện vẫn phải diễn ra bởi kinh phí chi cho giáo dục của các trường công lập hạn hẹp. Tuy nhiên, một số trường lại thu một số khoản quá cao, đặc biệt, có trường đã thu tiền của phụ huynh nhưng lại không thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh. Việc quản lý những khoản thu chi của một số trường không minh bạch nên khiến cho phụ huynh phản ứng.
Bên cạnh đó, tại một số trường Ban cha mẹ học sinh vẫn mang tính hình thức, chưa đại diện cho tiếng nói của phụ huynh. Nên khi xảy ra mẫu thuẫn giữa phụ huynh và nhà trường thì Ban cha mẹ học sinh lại đứng về phía nhà trường. Từ đó, nhà trường và phụ huynh không tìm được tiếng nói chung ở một số khoản thu.
Theo PGS Nguyễn Võ Kỳ Anh, để giải quyết tình trạng lạm thu các trường cần phải công khai kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất từ đầu năm học mới. Đồng thời, nhà trường cũng cần phải thảo luận với phụ huynh về kế hoạch đó để đưa ra tiếng nói chung. Đặc biệt, tất cả các khoản thu chi của nhà trường đều phải công khai, minh bạch để phụ huynh biết được thông tin.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tai nạn giao thông ngày 11/5: Tai nạn kinh hoàng tại dốc tử thần, hàng chục người thương vong
- ·President Phúc meets US VP Kamala Harris on the sideline of APEC
- ·Vietnamese, Chinese presidents affirm importance of bilateral ties
- ·Buddhism upholds fine values, joins in national construction: PM
- ·Gỡ vướng pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
- ·Disciplinary measures against a number of leading officials, Party organisations
- ·Việt Nam, Uganda agree to prioritise trade, investment ties
- ·Việt Nam, US begin new initiative to promote private sector
- ·Phát hiện 4 doanh nghiệp gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ
- ·NA Chairman appreciates Cambodian Prime Minister's contribution to bilateral ties
- ·Chính phủ yêu cầu kiểm tra an toàn, chất lượng hồ chứa, đập thủy điện
- ·Top legislator holds talks with Philippine Senate’s President
- ·Buddhism upholds fine values, joins in national construction: PM
- ·President praises the role of Fatherland Front workers
- ·Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Sớm đưa Việt Nam vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN
- ·Việt Nam supports Palestinian independence at UN General Assembly session
- ·Top legislator to attend AIPA
- ·Deputy PM urges stronger social, labour cooperation between Việt Nam and Laos
- ·Quảng Ninh: Thu giữ 48 chiếc điện thoại iPhone cũ được dấu trong người
- ·President Phúc meets APEC leaders and guests