【bảng xếp hạng vô địch quốc gia phần lan】Giảm nhập siêu từ Trung Quốc nhìn từ số liệu Hải quan
Thu hẹp khoảng cách
Trong phiên họp thường kỳ tháng 3/2018, Chính phủ đánh giá, một trong những điểm sáng của hoạt động kinh tế những tháng đầu năm là kim ngạch xuất nhập khẩu cùng tăng trưởng cao, đặc biệt là Việt Nam tiếp tục giảm mạnh con số nhập siêu từ Trung Quốc.
Thực tế theo dõi từ dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua chúng tôi nhận thấy, dù con số nhập siêu từ Trung Quốc đang ở mức cao, nhưng bắt đầu có chiều hướng giảm từ năm 2016.
Các nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” mới của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2017: Thủy sản đạt gần 1,088 tỷ USD; gạo đạt gần 1,027 tỷ USD; cao su đạt 1,445 tỷ USD; dệt may đạt 1,104 tỷ USD; giày dép đạt 1,14 tỷ USD; điện thoại đạt 7,152 tỷ USD. |
Cụ thể, sau khi lập kỷ lục về thâm hụt thương mại lên đến 32,39 tỷ USD vào năm 2015, con số nhập siêu từ Trung Quốc được kéo giảm hơn 4 tỷ USD về mức 28,059 tỷ USD vào năm 2016 và tiếp tục giảm mạnh xuống 22,766 tỷ USD vào năm ngoái.
Có thể nói, năm 2017, tiếp tục ghi nhận những tín hiệu hết sức tích cực trong hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường lớn nhất thế giới.
Theo quan sát của phóng viên, năm 2017, tổng trị giá kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc đạt 93,69 tỷ USD.
Với kết quả trên, chỉ trong năm 2017, kim ngạch thương mại giữa nước ta và quốc gia đứng thứ 2 về kinh tế trên thế giới đã tăng thêm đến 21,79 tỷ USD tỷ USD so với năm 2016, và chiếm đến 22% tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2017.
Đáng chú ý, trong năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 35,463 tỷ USD, với con số tăng trưởng ở mức rất cao, lên đến gần 61,5% so với năm 2016, tương đương con số tăng thêm 13,503 tỷ USD. Mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm ngoái cũng gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 là 21,2%).
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Cục Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa XNK. Cửa khẩu Hữu Nghị là một trong những địa bàn có hoạt động XNK nhộn nhịp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ảnh: T.Bình. |
Nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ nên khoảng cách nhập siêu của nước ta với đối tác thương mại lớn nhất cũng được kéo giảm đáng kể từ con số thâm hụt thương mại như đề cập ở trên.
Thêm một điểm đáng chú ý, sự vượt lên mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu nhờ sự tăng trưởng đồng đều của nhiều nhóm hàng chủ lực. Cụ thể, năm 2017 đã ghi nhận có 13 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 6 nhóm hàng so với năm 2016. Trong đó có nhiều nhóm hàng là lĩnh vực truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh như thủy sản, trái cây, dệt may, cao su…
Tiếp đà khởi sắc của 2 năm gần đây, những tháng đầu năm 2018, cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục có chuyển biến tích cực. Dù hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu giữa 2 nước đều tăng cao nhưng nhờ xuất khẩu từ Việt Nam tăng nhanh hơn nên kim ngạch nhập siêu giảm hơn 300 triệu USD so với 2 tháng đầu năm 2017, với con số thâm hụt chỉ còn 3,488 tỷ USD (cùng kỳ 2017 là 3,8 tỷ USD).
Cải thiện chất lượng
Bình luận về việc giảm nhập siêu từ Trung Quốc, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS Phạm Tất Thắng- Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) nhìn nhận, trong tổng thể hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đang có nhiều cải thiện, nhất là chuyển được nhập siêu sang xuất siêu.
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, ông Phạm Tất Thăng nêu 3 nguyên nhân cơ bản giúp Việt Nam ngày càng thu hẹp được khoảng cách nhập siêu từ quốc gia này. Đó là, trước đây nhiều doanh nghiệp trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, nay đã chủ động được nguồn từ trong nước hoặc các thị trường khác, nhất là các ngành công nghiệp quan trọng như dệt may, da giày…
Một điều nữa, trước đây, nhiều doanh nghiệp trong nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ từ Trung Quốc với trị giá kim ngạch lớn khiến thâm hụt thương mại bị đẩy lên, nay các doanh nghiệp cũng chuyển hướng nhập máy móc thiết bị ở nhiều thị trường khác như Hàn Quốc.
Nguyên nhân quan trọng thứ 3 chính là việc nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu của nước ta đã tìm được chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc. PGS.TS Phạm Tất Thắng phân tích, việc tăng trưởng được xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc chứng tỏ doanh nghiệp đã tận dụng được những ưu thế trong các hiệp định thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc và ASEAN (trong đó có Việt Nam)-Trung Quốc…
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 14,836 tỷ USD, tăng hơn 3,5 tỷ USD so với cùng kỳ 2017. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,674 tỷ USD, nhập khẩu 9,162 tỷ USD. Với kết quả xuất nhập khẩu những tháng đầu năm và trong năm 2017, cộng với tốc độ tăng trưởng những năm gần đây, nhiều khả năng, năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc lần đầu tiên chạm mốc 100 tỷ USD và là đối tác thương mại đầu tiên lập được kỷ lục này. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng: Thương hiệu là cam kết về phát triển bền vững để Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh
- ·Chớm hy vọng cho người nuôi cá sấu
- ·Nâng chất đời sống văn hóa trong công nhân, lao động
- ·Đổi mới, sáng tạo trong công tác giảm nghèo
- ·Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường
- ·Ứng dụng biogas xử lý chất thải tôm nuôi siêu thâm canh
- ·Bàn giao 2 căn nhà đại đoàn kết cho hộ khó khăn xã Thọ Sơn
- ·Người Việt dành 2 giờ 32 phút mỗi ngày cho mạng xã hội
- ·Tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- ·Đồng Xoài: 38 sản phẩm, giải pháp đoạt giải sáng tạo kỹ thuật
- ·Blog chuoinon.com
- ·Các địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ
- ·Rau, quả Lý Văn Lâm vào siêu thị
- ·Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 55.782 tỷ đồng
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
- ·Chủ động phương tiện cho mùa vụ tôm mới
- ·Cả nước đạt tối thiểu 725 cơ sở trợ giúp xã hội vào năm 2030
- ·Vụ đậu xanh gặp khó
- ·Ngân hàng Nhà nước trình phê duyệt 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt
- ·Hàng online: vàng thau lẫn lộn